A. cận nhiệt địa trung hải, cảnh quan chủ yếu là rừng lá cứng.
b) Phần nhiều các nước châu Á là các nước A. phát triển. B. đang phát triển. C. có thu nhập bình quân đầu người cao, D. công nghiệp hiện đại.
b) Phần nhiều các nước châu Á là các nước
C. có thu nhập bình quân đầu người cao,
Nợ chính phủ hay còn gọi là nợ công là một chỉ số quan trọng để đánh giá về sự bền vững của nền tài chính quốc gia. Nếu nợ chính phủ của một quốc gia quá cao, đây là một dấu hiệu cho thấy quốc gia đó có thể gặp khó khăn trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính, có nguy cơ dẫn tới bất ổn kinh tế.
Đồ thị dưới đây xếp hạng nợ chính phủ của các nền kinh tế phát triển, sử dụng tỷ lệ tổng nợ chính phủ trên tổng sản phẩm trong nước (GDP), với dữ liệu được lấy từ dự báo từ Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới vào tháng 10/2023 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Trong 20 nền kinh tế phát triển được phân tích, 11 quốc gia có tỷ lệ nợ chính phủ trên GDP ở mức hơn 100%. Đứng đầu là Nhật Bản với tỷ lệ này ở mức trên 100% trong suốt hai thập kỷ qua. IMF dự báo tỷ lệ nợ chính phủ/GDP của Nhật Bản năm 2023 là 255%.
Năm 2023, nợ chính phủ của Mỹ vượt mốc 33 nghìn tỷ USD, tương đương 123% GDP. Cách đây 20 năm, tỷ lệ này chỉ ở mức chưa tới 60%. Dù vậy, tỷ lệ nợ chính phủ trên GDP của Mỹ vẫn thấp hơn so với mức bình quân 128% của Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7).
Đức là quốc gia có tỷ lệ này thấp nhất trong nhóm G7, ở mức 66%. Tất cả các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đều đang cố gắng đưa tỷ lệ nợ công/GDP xuống mức dưới 60% để đảm bảo sự bền vững của nền tài chính.
New Zealand là nước nào trên tờ bản đồ thế giới? Bạn có thông tin và hiểu biết vì về quốc gia này không? Hotroduhoc.org muốn chia sẻ một vài đặc điểm về đất nước New Zealand đến với các bạn. Nếu các bạn có ý định tìm hiểu để đến du học tại đây. Và cũng trả lời luôn cho những bạn đang thắc mắc New Zealand là nước nào nhé.
Một quốc gia có vị trí ở phía Tây Nam thuộc khu vực Thái Bình Dương. Một quốc gia xinh đẹp của châu Úc và nằm sát với Úc. New Zealand được biết đến như một quốc đảo gồm có 2 đảo chính: đảo Bắc; đảo Nam cùng hơn 600 đảo lớn nhỏ khác nhau tạo nên quốc gia này.
Có lẽ nhắc đến châu Úc sẽ nhiều nước chỉ biết đến nước Úc mà quên mất rằng. New Zealand cũng là một quốc gia thuộc châu Úc.
Thủ đô của New Zealand là Wellington và Auckland là thành phố phát triển nhất, đông nhân nhất của quốc gia này.
Dân số của New Zealand khoảng 4.242.048 người năm 2013. Với tốc độ tăng được ghi nhận trong giai đoạn thì dự đoán vào năm 2017 dân số New Zealand khoảng 4.995.600 người.
Diện tích New Zealand khoảng 268.021 km² đứng hạng 75 thế giới. Để các bạn tưởng tượng được diện tích của quốc gia này thì Việt Nam có 330.00km2 và đứng 58 thế giới.
Số dân của New Zealand đứng vị trí thứ 123 thế giới. Với mật độ dân số 16,5 người/km² thì đây là quốc gia thưa dân bậc nhất thế giới. Với vị trí số 205 so với thế giới về mật độ dân số.
Vì là thuộc địa của Anh, vì thế mà dân tộc của quốc gia này chủ yếu là người châu Âu. Đặc biệt là có nguồn gốc ở Anh nhiều nhất. Còn lại là người Maori chiếm tỉ lệ dân số đông nhất trong tổng dân tộc thiểu số. Tiếp theo đến người châu Á cũng sinh sống ở quốc gia này khá đông.
Số liệu về dân tộc của New Zealand:
Vì là thuộc địa của Anh lâu đời nên NewZealand có ngôn ngữ chính thức là Tiếng Anh, một số người nói tiếng Maori và tiếng NewZealand chỉ một số ít.
Nhưng tiếng anh vẫn được coi là ngôn ngữ chính và quan trọng nhất. Đây cũng được xem là điều kiện thuận lợi giúp NewZealand thu hút được du học sinh và lao động đến đất nước này. Ngành du lịch, du học của NewZealand từ đó cũng có điều kiện phát triển giống như Úc.
Một đất nước không có quá nhiều điều nổi bật bằng Úc. Nhưng nền kinh tế New Zealand là một kinh tế thị trường rất phát triển.
Một đất nước có nền kinh tế xếp trong top thế giới với ngành xuất khẩu len là nổi bật nhất. Ngoài ra các sản phẩm về về bơ, sữa, thịt, rượu vang cũng là sản phẩm chủ lực nổi bật tại quốc gia này.
Như đã nói, vì là dùng tiếng anh làm ngôn ngữ chính nên New Zealand có ngành du lịch, dịch vụ và du học phát triển. Đây là ngành chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP. Vì vậy ngành du lịch ngày nay đã trở thành nguồn thu quan trọng của quốc gia này. Các chỉ số xếp hạng về kinh tế của New Zealand hiện nay đó là:
Một chút so sánh để các bạn thấy được rằng, quốc gia này thực sự giàu có. Một đất nước 4 triệu dân so với gần 100 triệu dân của Việt Nam mà GDP của Việt Nam năm 2016 vào khoảng 250 tỷ USD.
Thu nhập của Việt Nam cố gắng đến hết năm 2021 mới đạt 3.500USD. Trong khi từ năm 2016, thu nhập bình quân của người New Zealand đã đạt 36.254 USD (gấp hơn 10 lần). Đến đây bạn đã biết New Zealand là nước nào chưa? Một vài điểm nổi bật sau đây có thể khiến các bạn bất ngờ hơn nữa về quốc gia này đấy.
Làm thế nào để phát triển tư duy?
Phát triển tư duy là một quá trình cần sự kiên trì và nỗ lực, nhưng nó sẽ mang lại cho mỗi người nhiều lợi ích trong công việc và cuộc sống. Một số cách để phát triển tư duy bao gồm:
Đọc sách mỗi ngày: Đọc sách là một cách tuyệt vời để tiếp thu kiến thức mới, mở rộng tầm nhìn và kích thích tư duy phản biện. Hãy chọn những cuốn sách thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để đa dạng hóa kiến thức và góc nhìn của bản thân.
Chăm sóc sức khỏe bản thân: Một cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp chúng ta có tinh thần minh mẫn và tư duy sáng tạo hơn. Hãy tập thể dục thường xuyên, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.
Hành động nhiều hơn nói: Đừng chỉ suy nghĩ về những điều mà bản thân muốn làm, hãy hành động để biến chúng thành hiện thực. Thử thách bản thân với những điều mới mẻ và học hỏi từ những trải nghiệm của mình.
Chơi game giải đố, Quiz game: Các trò chơi này giúp rèn luyện khả năng tư duy logic, giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định của bản thân.
Phát triển bản thân dựa trên nền tảng đã có: Đừng chỉ tập trung vào việc học hỏi những điều mới mà hãy dành thời gian để củng cố kiến thức và kỹ năng mà bản thân đã có.
Học hỏi từ chính những lỗi sai: Mọi người đều mắc sai lầm, điều quan trọng là học được gì từ những sai lầm đó. Hãy xem mỗi sai lầm là một cơ hội để phát triển và hoàn thiện bản thân.
Viết ra những ý tưởng mới nghĩ ra trong đầu: Viết nhật ký hoặc ghi chép những ý tưởng mới sẽ giúp mỗi người sắp xếp suy nghĩ và phát triển những ý tưởng sáng tạo.
Thử thách bản thân ở những lĩnh vực mới: Đừng ngại bước ra khỏi vùng an toàn và thử thách bản thân với những điều mới mẻ. Điều này sẽ giúp mỗi cá nhân phát triển tư duy và khám phá tiềm năng của bản thân.
Chăm sóc sức khỏe tinh thần: Một tinh thần khỏe mạnh sẽ giúp chúng ta suy nghĩ tích cực và sáng tạo hơn. Hãy dành thời gian cho những hoạt động mà bản thân yêu thích, đồng thời dành thời gian hơn cho gia đình và bạn bè.
Sự sắc bén và khái quát: Tư duy có khả năng hiểu rõ từng chi tiết nhỏ và cũng có khả năng nhìn nhận tổng thể của nhiều vấn đề. Nó có khả năng tiếp thu tri thức từ nhiều nguồn khác nhau và có tầm nhìn rộng lớn.
Sự linh hoạt và mềm dẻo: Tư duy có khả năng thay đổi suy nghĩ một cách dễ dàng, không bị giới hạn bởi quy tắc hay kiểu mẫu cố định. Nó có khả năng đối mặt với các vấn đề phức tạp, tìm ra các giải pháp sáng tạo và linh hoạt.
Sự logic và chặt chẽ: Tư duy tuân thủ các quy luật logic và biểu đạt suy nghĩ một cách có hệ thống. Khả năng liên kết các sự kiện với nhau và hiểu được sự tương quan giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.
Sự phê phán: Tư duy có khả năng tiếp nhận thông tin một cách khách quan và đánh giá một cách công bằng. Nó không chấp nhận thông tin một cách cảm tính mà luôn tìm kiếm minh chứng và cơ sở để xác nhận vấn đề.
Sự độc lập: Tư duy có khả năng tự mình tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề, xử lý thông tin và đưa ra quyết định. Có khả năng sáng tạo, tìm ra những phương hướng mới và hiệu quả.
Tư duy là một quá trình phức tạp và vô cùng quan trọng, nó đóng vai trò then chốt trong việc định hình cuộc sống của mỗi người. Nó là khả năng nhận thức, phân tích, đánh giá và giải quyết vấn đề, đồng thời giúp con người định hướng hành động và đưa ra những quyết định sáng suốt.