Ngày 19/11, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Nam Định cho biết, cùng ngày Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Anh Dũng đã ký, ban hành 2 quyết định của UBND tỉnh về việc thành lập Cụm công nghiệp Mỹ Thuận (TP Nam Định), Cụm công nghiệp Thắng Cường (huyện Ý Yên).
Cầu Vĩnh Tuy vốn đầu tư 2.538 tỉ đồng
Cầu Vĩnh Tuy 2 khởi công tháng 1-2021 với mục tiêu hoàn thành sau 3 năm (song song với cầu Vĩnh Tuy 1 hoàn thành năm 2010).
Điểm đầu cầu giao đường Trần Quang Khải - Nguyễn Khoái - Minh Khai (quận Hai Bà Trưng), điểm cuối giao đường Long Biên - Thạch Bàn (quận Long Biên).
Cầu rộng hơn 19m, quy mô 4 làn xe, tổng vốn đầu tư 2.538 tỉ đồng.
Sau khi hoàn thành giai đoạn 2, cầu Vĩnh Tuy có chiều rộng mặt cắt ngang lớn nhất trong số các cây cầu tại Hà Nội bắc qua sông Hồng với 8 làn ô tô.
Dự án cầu Thịnh Long được khởi công từ tháng 1-2018. Sau 27 tháng thi công, với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Bộ GTVT, nỗ lực phấn đấu của Ban Quản lý dự án (QLDA) Thăng Long (đại diện chủ đầu tư) các đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công cũng như sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của cấp ủy, chính quyền, nhân dân địa phương, dự án đã hoàn thành bảo đảm tiến độ, chất lượng.
Theo ông Dương Viết Roãn, Giám đốc Ban QLDA Thăng Long, cầu Thịnh Long bắc qua sông Ninh Cơ, kết nối Quốc lộ 21 với Tỉnh lộ 490C, rút ngắn thời gian, chi phí đi lại; kết nối các khu công nghiệp trong vùng; hoàn thiện mạng lưới giao thông đường bộ, đặc biệt mạng lưới đường bộ ven biển. Đồng thời, góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông khu vực kinh tế trọng điểm của miền Bắc, tạo động lực phát triển cho khu vực theo quy hoạch phát triển giao thông quốc gia.
Phần cầu chính của dự án cầu Thịnh Long được bố trí 19 nhịp, dài hơn 988m, bề rộng 12m gồm 2 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ. Đường dẫn dài 1,37km, đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, vận tốc thiết kế 80km/giờ. Tổng mức đầu tư của dự án là hơn 1.158 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp từ vốn vay của Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF) và vốn đối ứng trong nước. Chi phí giải phóng mặt bằng được thực hiện bằng nguồn ngân sách địa phương.
Việc đưa công trình vào khai thác sử dụng có ý nghĩa rất quan trọng đối với tỉnh Nam Định; tăng hiệu quả kết nối Quốc lộ 21 và dự án xây dựng tuyến đường trục phát triển nối khu kinh tế Ninh Cơ với đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình. Dự án cũng góp phần giảm tải lưu lượng giao thông cho Quốc lộ 21, nâng cao hiệu quả khai thác cho các phương tiện, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, kết nối các khu kinh tế, khu công nghiệp, dịch vụ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và du lịch, tăng sức hút đầu tư đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông nhấn mạnh, việc hoàn thành cầu Thịnh Long không chỉ là niềm vui của chính quyền, nhân dân tỉnh Nam Định mà còn là niềm tự hào của ngành GTVT, mang ý nghĩa to lớn để chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Công trình này cũng như minh chứng cho sự hợp tác hiệu quả, toàn diện trong lĩnh vực GTVT và tình hữu nghị sâu sắc giữa Chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam - Hàn Quốc.
Để công trình cầu Thịnh Long đưa vào khai thác hiệu quả, Bộ GTVT yêu cầu các cơ quan quản lý, khai thác và các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, cơ quan chức năng để thực hiện tốt công tác tổ chức giao thông, quản lý duy tu, sửa chữa thường xuyên, khai thác hiệu quả công trình, bảo đảm an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
(Xây dựng) - Với thiết kế 27 tầng, tổng mức đầu tư gần 450 tỷ đồng, tòa nhà hỗn hợp của Vinaconex 7 tại Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội là công trình hiện đại, đáp ứng được nhu cầu hiện đại và tiện ích của doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng cũng như người dân.
Các đại biểu cắt băng khánh thành tòa nhà hỗn hợp dịch vụ công cộng, văn phòng làm việc và nhà ở tại địa chỉ đường K2, tổ 14, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội.
Ngày 18/9, Công ty CP Xây dựng số 7 (Vinaconex 7) đã khánh thành tòa nhà hỗn hợp dịch vụ công cộng, văn phòng làm việc và nhà ở tại địa chỉ đường K2, tổ 14, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội.
Nằm trên khu đất rộng hơn 1.370 m2, tòa nhà cao 27 tầng cộng với 2 tầng hầm, 1 tầng kỹ thuật và 2 tầng tum mái với diện tích sử dụng 44.270 m2, là nơi làm việc của cán bộ, nhân viên một số đơn vị doanh nghiệp, ngân hàng cũng như nơi sinh sống của người dân.
Đây là công trình dân dụng cấp I, tầng 1 - 3 là Trung tâm thương mại, tầng 4 - 27 là căn hộ chung cư, cung cấp các tiện ích hiện đại như: hệ thống cấp ga trung tâm, hệ thống điện thoại, truyền hình, internet, camera, âm thanh công cộng, kích sóng điện thoại, thang máy tốc độ cao…
Ông Nguyễn Trọng Tấn - Chủ tịch HĐQT Vinaconex 7 phát biểu tại lễ khánh thành.
Phát biểu tại lễ khánh thành, Chủ tịch HĐQT Vinaconex 7 Nguyễn Trọng Tấn nói, năm 2012-2013, trong điều kiện vô cùng khó khăn về mọi mặt, chính Vinaconex 7 cũng khó tin rằng, tòa nhà sẽ được bàn giao và đi vào sử dụng đúng với thời điểm dự kiến ban đầu. Tuy nhiên, đến thời điểm này, tòa nhà được khánh thành không những thể hiện sức mạnh đoàn kết tập thể, mà còn thể hiện sự biết tiếp thu, biết lắng nghe, biết chia sẻ của lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên Vinaconex 7.
Ông Nguyễn Xuân Sơn - Giám đốc Vinaconex 7 cho biết, quý I năm 2015, Vinaconex 7 tiếp tục bàn giao Dự án tòa nhà để bán tại số 136 Hồ Tùng Mậu, hiện đã bán được hơn 80% tổng số căn hộ tại dự án này./.