Lợi nhuận thuần là một chỉ số tài chính quan trọng, phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh và đóng vai trò then chốt trong việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vậy lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là gì và công thức tính toán như thế nào? Lợi nhuận thuần và lợi nhuận sau thuế có phải là một hay không? Hãy cùng Base.vn tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.

Cách tính lợi nhuận thuần (Có ví dụ minh hoạ)

Để tính lợi nhuận thuần, chủ doanh nghiệp cần nắm rõ các chỉ số tài chính quan trọng của doanh nghiệp mình như doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý, và chi phí tài chính. Sau đó, hãy áp dụng công thức tính lợi nhuận thuần dưới đây:

LỢI NHUẬN THUẦN = DOANH THU THUẦN – (GIÁ VỐN HÀNG BÁN + CHI PHÍ TÀI CHÍNH + CHI PHÍ BÁN HÀNG + CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP)

Công thức trên còn có thể rút gọn như sau:

LỢI NHUẬN THUẦN = LỢI NHUẬN GỘP + DOANH THU THUẦN – TỔNG CHI PHÍ

Lợi nhuận thuần là gì? Ý nghĩa của lợi nhuận thuần

Lợi nhuận thuần (tiếng Anh là Net Profit) là phần lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được sau khi trừ đi tất cả các chi phí và khoản chi từ doanh thu. Chỉ số này dùng để đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cụ thể.

Lợi nhuận thuần phản ánh khả năng quản lý chi phí và tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể biết tình hình kinh doanh đang lãi hay lỗ, phát hiện những vấn đề cần khắc phục và lập kế hoạch chiến lược dài hạn. Nếu lợi nhuận cao, doanh nghiệp có thể đầu tư vào các hoạt động tài chính mới và cải thiện phúc lợi cho nhân viên.

Ngoài ra, lợi nhuận thuần còn giúp cổ đông và nhà đầu tư đánh giá khách quan về tình hình hoạt động của doanh nghiệp để họ có những hành động phù hợp. Nếu công ty không đạt đủ lợi nhuận thuần, giá trị cổ phần có thể giảm, ảnh hưởng tiêu cực đến cổ đông. Đối với nhà đầu tư, chỉ số này giúp họ dự đoán giá trị doanh nghiệp tạo ra và xác định số tiền họ cần chi cho cổ phiếu hoặc góp vốn vào doanh nghiệp.

Đọc thêm: Lợi nhuận là gì? Định nghĩa, phân loại, cách tính và các chiến lược tối ưu

Lợi nhuận thuần và lợi nhuận ròng có phải là một không?

Lợi nhuận thuần và lợi nhuận ròng đều là những chỉ số lợi nhuận quan trọng trong báo cáo tài chính. Tuy nhiên, hai chỉ số này có nhiều điểm khác biệt về khái niệm và ý nghĩa:

Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần của doanh nghiệp

Lợi nhuận thuần của doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả yếu tố nội tại của doanh nghiệp và yếu tố bên ngoài. Dưới đây là một số yếu tố chính:

Một trong những yếu tố tác động đáng kể đến lợi nhuận thuần là mức độ cạnh tranh trên thị trường. Khi sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc tìm kiếm và giữ chân khách hàng cùng với chiến lược giá cả trở nên vô cùng quan trọng. Các chủ doanh nghiệp phải cân nhắc giữa việc duy trì giá cao để tăng giá trị thương hiệu và doanh thu thuần, hay giảm giá để thu hút và giữ chân khách hàng.

Ngoài ra, các yếu tố vĩ mô như tăng trưởng GDP, lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất, chính sách thuế, và sự ổn định về chính trị cũng tác động trực tiếp đến khả năng cạnh tranh và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Giá cả có tác động lớn đến quyết định mua hàng của khách hàng, tần suất mua hàng, và số lượng mua hàng. Nếu giá quá cao so với giá trị sản phẩm hoặc so với mức giá cạnh tranh trên thị trường, khách hàng có thể từ chối mua và chuyển sang nhà cung cấp khác. Ngược lại, nếu giá quá thấp, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc tạo ra đủ lợi nhuận để duy trì và tăng trưởng.

Chi phí sản xuất bao gồm các khoản chi liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ, như chi phí nguyên vật liệu, lao động, máy móc, vận chuyển, và các chi phí khác. Nếu chi phí sản xuất quá cao, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc tạo ra lợi nhuận đủ để duy trì và phát triển hoạt động.

Tương tự, chi phí quản lý nhân sự (bao gồm lương, phúc lợi, và đào tạo) cũng ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận. Mặc dù chi phí này có thể tăng áp lực lên giá cả và giảm lợi nhuận, nhưng nó cũng có thể tác động tích cực đến năng suất lao động và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Giải Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật

Câu hỏi 3 trang 72 KTPL lớp 10: Em hãy đọc trường hợp sau, kết hợp với khái niệm pháp luật để trả lời câu hỏi:

Nêu ví dụ minh họa cho các đặc điểm của pháp luật.

Ví dụ minh họa cho các đặc điểm của pháp luật do nhà nước ban hành

- Ví dụ về tính quy phạm phổ biến pháp luật: Luật giao thông đường bộ được áp dụng đối với tất cả công dân đang sinh sống trên lãnh thổ nước Việt Nam, đối với tất cả mọi người không phân biệt lứa tuổi, giới tính, tôn giáo, dân tộc,…. và được áp dụng nhiều lần.

- Ví dụ về tính quyền lực, bắt buộc chung: Luật an toàn giao thông đường bộ được Nhà nước ban hành và đảm bảo bằng sức mạnh quyền lực nhà nước ( Đại diện là Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động, …..) Những người vi phạm Luật giao thông đường bộ đều phải chịu phạt theo điều luật đã quy định.

- Ví dụ về tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: Luật an toàn giao thông có văn bản chứa quy phạm pháp luật. Trong đó sẽ ghi rõ những trường hợp cũng như hình phạt cho những lỗi vi phạm. Như: điều 60 quy định về độ tuổi của người điều khiển xe máy, ô tô như sau:

+ Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe máy dung tích xi-lanh dưới 50 cm3

+ Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe máy dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên; xe ô tô tải có trọng tải dưới 3,5 tấn; xe ô tô chở người đến 09 chỗ ngồi

+ Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi

+ Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi

+ Tuổi tối đa của người lái ô tô trên 30 chỗ ngồi, 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, ngắn gọn khác:

Mở đầu trang 71 KTPL 10: Em hãy chia sẻ về một tình huống vi phạm pháp luật mà em biết hoặc chứng kiến và nêu nhận xét của em về tình huống đó ....

Câu hỏi 1 trang 72 KTPL 10: Em hãy đọc tình huống sau để trả lời câu hỏi: Theo em, người cảnh sát giao thông có nên bỏ qua lỗi của anh T không? Vì sao? ....

Câu hỏi 2 trang 72 KTPL 10: Em hãy đọc tình huống sau để trả lời câu hỏi: Em hiểu thế nào là quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung? ....

Câu hỏi 1 trang 72 KTPL 10: Em hãy đọc trường hợp sau, kết hợp với khái niệm pháp luật để trả lời câu hỏi: Vì sao N bị xử phạt? ....

Câu hỏi 2 trang 72 KTPL 10: Em hãy đọc trường hợp sau, kết hợp với khái niệm pháp luật để trả lời câu hỏi: Để các quy phạm phổ biến được áp dụng ....

Câu hỏi 1 trang 73 KTPL 10: Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi: Hành vi xả thải chất độc vào môi trường của Công ty Hóa chất A đã vi phạm quy định của luật nào? ....

Câu hỏi 2 trang 73 KTPL 10: Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi: Em hãy nêu một số quy định của pháp luật thể hiện vai trò quản lí xã hội của Nhà nước mà em biết. ....

Câu hỏi 1 trang 74 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi: Theo em, pháp luật đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của anh B như thế nào? ....

Câu hỏi 2 trang 74 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi: Em hãy nêu ý nghĩa của việc pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân. ....

Luyện tập 1 trang 74 KTPL 10: Em hãy cho biết nội dung nào sau đây là quy định pháp luật? Vì sao? ....

Luyện tập 2 trang 74 KTPL 10: Em hãy chỉ ra các đặc điểm pháp luật thể hiện trong các quy định sau: ....

Luyện tập 3 trang 75 KTPL 10: Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai? Vì sao? ....

Luyện tập 4 trang 75 KTPL 10: Em hãy nêu vai trò của pháp luật trong trường hợp sau: Việc xử phạt của cảnh sát giao thông trong trường hợp này có ý nghĩa như thế nào ....

Luyện tập 5 trang 75 KTPL 10: Giải đáp pháp luật. Theo em, xe cứu thương, xe cứu hỏa trong trường hợp trên có vi phạm Luật Giao thông đường bộ không? Vì sao? ....

Vận dụng 1 trang 75 KTPL 10: Em hãy kể lại một trường hợp pháp luật đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mà em biết. Em rút ra bài học gì từ trường hợp đó? ....

Vận dụng 2 trang 75 KTPL 10: Hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam 9-11, em hãy viết tuyên truyền về vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội. ....

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác: