Sáng 24-5, anh Nguyễn Văn Xuân (33 tuổi, ngụ xã Bàu Cát, huyện Long Thành, Đồng Nai) về đến sân bay Tân Sơn Nhất sau hơn một tháng làm thợ may tại Nga và nhanh chóng được người nhà đưa thẳng vào Bệnh viện Long Thành cấp cứu.

Công dụng của dầu gội đen tóc Thái Dương

Công dụng chính của dầu gội đen tóc thảo dược Thái Dương là:

Cách sử dụng nhuộm đen tóc Thái Dương

Cách sử dụng sản phẩm nhuộm đen tóc dược liệu Thái Dương thực tế tương tự như cách dùng dầu gội thông thường. Lưu ý khi gội đầu đen tóc vẫn nên mang găng tay và áo choàng nilon dù sản phẩm có nguồn gốc dược liệu được xem là thích hợp với người có cơ địa mẫn cảm.

Các loại dầu gội dược liệu Thái Dương khác cũng chứa nhiều loại dược liệu làm đen tóc, bạn có thể mua dùng sau khi nhuộm đen tóc để giữ màu tóc tốt hơn nhé!

Dầu gội đen tóc Thái Dương là cứu cánh cho những mái bạc sớm

Lưu ý rằng: Dù dầu gội đen tóc Thái Dương được đánh giá là an toàn và phù hợp cho cả người có da đầu nhạy cảm nhưng vẫn có những trường hợp bị dị ứng với dầu gội đen tóc.

Trường hợp này, bạn có thể dùng tăm bông hoặc đầu ngón tay lấy dầu thực vật chấm vào da đầu, xoa nhẹ nhàng để lớp dầu này phủ đều lên da đầu Lớp dầu này sẽ giúp bảo vệ da đầu, hạn chế để da đầu tiếp xúc trực tiếp với nhuộm tóc. Nhờ vào đó, tránh được các tác động không mong muốn.

Bạn đã biết về dầu gội đen tóc Thái Dươn?

Tóc bạc là mối lo ngại của nhiều người, đặc biệt là tình trạng này ngày càng trẻ hóa. Bạn có thể bắt gặp những người mới ngoài 40 nhưng đã có tóc bạc tấm lấm hay thậm chí là tóc hoa tiêu. Để giải quyết vấn đề này, công ty Sao Thái Dương đã cho ra mắt dòng sản phẩm nhuộm đen, hay còn có tên gọi là dầu gội đen tóc Thái Dương.

Đây là một sản phẩm được chiết xuất từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên là lá móng kết hợp với công nghệ phủ bạc chỉ tác động bên ngoài không thâm sâu vào các nang tóc nên mang đến hiệu quả an toàn, được nhiều người tin dùng.

Ưu điểm và nhược điểm của dầu gội đen tóc Thái Dương

Sản phẩm nào cũng sở hữu những ưu điểm nổi bật và khuyết điểm riêng. Để bạn dễ dàng cân nhắc lựa chọn được loại dầu gội phù hợp, sau đây chúng tôi đã tổng hợp một số ưu điểm và khuyết điểm của dầu gội đen tóc Thái Dương:

Để tận dụng hết tác dụng có lợi của dầu gội đen tóc Thái Dương, quan trọng là bạn cần tìm mua sản phẩm này tại địa chỉ mua hàng uy tín. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn biết được nên mua dầu gội đen tóc Thái Dương ở đâu, công dụng và cách dùng sản phẩm này sao cho hiệu quả nhé!

Nó tạo ra những nhà nghiên cứu có khả năng thực hiện các nghiên cứu mới, sáng tạo với mục tiêu đóng góp cho sự gia tăng của tri thức nhân loại trong quá trình giải quyết các bài toán của thực tiễn và khoa học. Bên cạnh kiến thức chuyên môn, các du học sinh còn học được rất nhiều từ văn hóa và cuộc sống hằng ngày trên đất khách.

Yêu cầu tiên quyết để được chấp nhận vào các chương trình PhD tại Mỹ là TOEFL và GRE/ GMAT. Điểm càng cao càng có nhiều lợi thế, càng có nhiều cơ hội xin các học bổng dạng trợ lý nghiên cứu hay giảng dạy (TA, RA - loại học bổng phổ biến cho nghiên cứu sinh). Bằng Master (thạc sĩ) không bắt buộc ở một số trường, tuy nhiên phổ biến các trường yêu cầu phải có Master trước khi học PhD nếu không phải bổ sung một số môn học. Điểm TOEFL dù cao (trên 600, thậm chí 650) thì cũng chỉ là điểm khởi đầu.

Một chương trình PhD của Mỹ thường bao gồm hai giai đoạn chính: 2-3 năm đầu học các chuyên đề (course work) và 2-4 năm sau làm luận án. Khác với một số trường của hệ thống Anh và Úc, khi đăng ký học PhD sinh viên phải có đề cương nghiên cứu, hệ thống của Mỹ không đặt nặng yêu cầu này. Quan điểm của họ cho rằng dù đã có bằng Master thì về mặt nghiên cứu sinh viên vẫn hoàn toàn mới mẻ, và do vậy cần ít nhất hai năm để đọc, nghiên cứu về chuyên ngành của mình trước khi có thể tự mình tiến hành nghiên cứu độc lập.

Giai đoạn học các chuyên đề hết sức vất vả vì yêu cầu rất cao và phải làm việc hết sức độc lập - đôi khi khá cô đơn. Khác với học đại học hay master mà học nhóm là phổ biến, học tiến sĩ chủ yếu tự mình nghiên cứu lĩnh vực mà mình quan tâm.

Giai đoạn 1 này là giai đoạn hết sức quan trọng, nó cung cấp rất nhiều kiến thức và kỹ năng. Nó cho sinh viên cơ hội tiếp cận với rất nhiều khối kiến thức, trường phái khác nhau trong chuyên ngành để sau đó mới biết mình thích gì và muốn nghiên cứu gì. Trong mỗi chuyên đề (seminar), mỗi sinh viên phải đọc, nhận xét, phản biện hàng trăm bài báo chuyên môn, tranh luận trên lớp, thực hiện các nghiên cứu độc lập và viết các bài báo (academic papers) - mà yêu cầu chất lượng phải có thể được chấp nhận ở các hội thảo hay tạp chí khoa học, vì đây cũng chính là phương pháp đánh giá một nhà nghiên cứu của Mỹ và thế giới.

Sang giai đoạn 2, sinh viên phải dự một kỳ thi nói nôm na là thi hết những gì đã học (comprehensive examination). Mỗi kỳ thi gồm hai phần, viết và vấn đáp. Chỉ khi đã đạt ở kỳ thi viết mới chuyển sang kỳ thi vấn đáp. Tùy từng trường, nhưng nói chung kỳ thi này luôn được tổ chức nghiêm túc và yêu cầu cao để đảm bảo sinh viên có đủ kiến thức bước sang giai đoạn làm luận văn. Chẳng hạn ở chương trình tôi học thì thi rất vất vả, gồm đến ba phần.

Phần 1 thi các kiến thức về thương mại quốc tế gồm ba bài thi trong ba ngày, mỗi bài ba giờ. Xong phần thi này thì đến phần thi chuyên ngành hẹp gồm hai bài thi trong hai ngày, mỗi bài 3-4 giờ. Sau khi có kết quả đạt ở hai phần thi này thì chuyển qua thi vấn đáp với hội đồng là tất cả giáo sư trong bộ môn chừng hơn một tiếng. Sinh viên thi rớt có thể thi lại một lần nữa, nếu vẫn không vượt qua thì đương nhiên bị loại khỏi chương trình.

Trình độ ngoại ngữ - đặc biệt là tiếng Anh - cần phải được đặc biệt đầu tư khi bước vào các chương trình PhD. Nếu không có ngoại ngữ thì gần như không thể thực hiện được các nghiên cứu mới vì không biết được bên ngoài đã làm gì, còn thiếu gì và mình nên làm gì.

Tiếng Anh không chỉ cần thiết để tiếp cận các nguồn tài liệu khoa học, mà còn là phương tiện để trao đổi kiến thức thông qua viết báo khoa học và tham dự các hội thảo khoa học quốc tế.

Điểm thứ hai là cần cải thiện chất lượng và tăng trọng số cho các chuyên đề đang giảng dạy trong các chương trình PhD trong nước, vì đây là giai đoạn chuẩn bị hết sức quan trọng cho quá trình nghiên cứu sau này.

Điểm cuối cùng là để bậc học này đúng nghĩa là bậc học cao nhất thì cần đầu tư nhiều cho nó. Không thể cứ trách thầy cô và nghiên cứu sinh không làm tốt nhiệm vụ khi họ không có được các trang thiết bị tối thiểu như Internet, thư viện điện tử, phòng thí nghiệm để thực hiện các nghiên cứu của mình.

Vượt qua kỳ thi này, sinh viên có quyền hình thành hội đồng hướng dẫn gồm tối thiểu ba giáo sư, trong đó có một giáo sư không thuộc bộ môn mà sinh viên học. Giai đoạn này là giai đoạn nghiên cứu độc lập, sinh viên tự lên kế hoạch và nhận sự hướng dẫn của các giáo sư.

Ở giai đoạn làm luận văn, sinh viên có thể bắt đầu tìm việc làm, thường là các vị trí trong trường đại học hay viện nghiên cứu. Quá trình tuyển dụng cũng rất khoa học.

Các trường và viện thường tổ chức phỏng vấn tại các hội thảo khoa học của từng chuyên ngành. Sinh viên chưa hoặc mới tốt nghiệp sẽ vừa tham dự hội thảo vừa tham dự phỏng vấn tìm việc. Các trường sau đó sẽ chọn một số ít ứng viên phù hợp và mời đến trường để tham quan (gọi là job talk). Các trường sẽ lo chi phí đi lại, ăn ở (thường thì 2-3 ngày).

Trong những ngày này ứng viên sẽ có những buổi trình bày cho hội đồng tuyển dụng và sinh viên, họ cũng sẽ tiếp xúc và được phỏng vấn bởi hầu hết nhân sự trong trường như trưởng khoa, phó khoa, giáo sư các bộ môn, sinh viên (PhD hay Master)…

Bên cạnh danh tiếng của trường và chương trình mà ứng viên theo học, thành tích khoa học thể hiện qua những bài báo đang thực hiện hay đã công bố là cơ sở chính để các trường chọn lựa. Điểm số trong quá trình học PhD không phải là vấn đề quan trọng, miễn là vượt qua 3,2 hoặc 3,5/4 tùy theo yêu cầu của mỗi trường. Các trường của Mỹ thường không giữ sinh viên lại làm việc sau khi tốt nghiệp mà nhận những PhD từ các trường khác. Đây cũng là một cách tiếp cận khá hay để thay đổi và làm mới không khí học thuật của các trường.

Phải khẳng định rằng hệ thống từ đào tạo đến đánh giá và tuyển dụng sau đào tạo của Mỹ được tổ chức hết sức khoa học và mang tính cạnh tranh rất cao. Việc sử dụng các bài báo khoa học được công bố làm tiêu chí quan trọng nhất trong tuyển dụng là một việc làm rất có ý nghĩa, vì đây là thước đo khách quan nhất và cũng chính là cơ chế chống sao chép hiệu quả nhất.

Những sản phẩm sao chép sẽ không thể lọt qua được các vòng thẩm định của các chuyên gia phản biện trước khi cho công bố, và dù có lọt qua vòng này thì không thể lọt qua cả một cộng đồng nghiên cứu sau khi được công bố. Với cơ chế này không ai dám đánh đổi sự nghiệp khoa học của mình cho hành vi thiếu trung thực trong khoa học.

Hằng năm, các hiệp hội chuyên ngành đều công bố những thống kê về số lượng PhD tốt nghiệp trong năm, vị trí mà họ nhận được sau khi tốt nghiệp, yêu cầu tuyển dụng của từng nhóm trường, số bài báo trung bình một ứng viên thành công đối với từng nhóm trường khác nhau (trường công, trường tư, trường nghiên cứu, trường giảng dạy..), thu nhập trung bình... Đây chính là các nguồn thông tin quan trọng để sinh viên đang học phấn đấu.

Nhưng dù thế nào chăng nữa, trọ trong những căn nhà bạc tỉ bỏ hoang ấy cũng chỉ là vạn bất đắc dĩ.

Hai người già trong căn biệt thự

Ngoài trời cơn mưa giăng khắp lối, ở quán nhỏ ven đường tại khu đô thị Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội, ông Nguyễn Quốc Khanh đang buồn rười rượi nhìn ra ngoài đường. Quán nước hôm nay không một bóng người, thậm chí cả mấy ông già hay đánh cờ cũng mất hút.

Quán của ông Khanh nằm trong căn biệt thự xây thô bỏ hoang, xung quanh cỏ mọc um tùm, rác thải vứt bừa bộn. Người đàn ông đã sắp bước vào ngưỡng lục tuần, quê Thanh Hóa, cho biết: “Mấy năm trước tôi ra Hà Nội mưu sinh, đi làm bảo vệ cho các công trình nhưng toàn bị nợ lương. Cuộc sống khó khăn chẳng đủ tiền nuôi miệng, nuôi vợ con chứ nói gì đến chuyện thuê nhà”.

Thế là ông Khanh tìm đến khu biệt thự bỏ hoang chưa có người ở tại Văn Quán này để mưu sinh. Ông cùng vợ mở quán nước nho nhỏ, ngoài ra còn bơm vá xe đạp, xe máy kiếm vài đồng lẻ sống qua ngày. Kể về căn nhà hoang mình đang ở, ông cho biết: “Nhà này bỏ hoang 10 năm rồi, không thấy bán cũng chẳng có chủ đến ở. Tôi ở đây một thời gian dài nhưng chẳng biết mặt mũi ông chủ ấy ra sao”.

Ông Khanh và vợ tất nhiên được ở và bán quán miễn phí tại căn biệt thự hoang này. Nhưng khởi đầu, thông qua một người môi giới, ông Khanh được chủ căn biệt thự thuê quét dọn với giá công 1 triệu đồng.

“Cậu không thể tưởng tượng được căn biệt thự bỏ hoang mấy năm bộ mặt của nó kinh khủng đến thế nào đâu. Cỏ mọc um tùm, dây leo chằng chịt khắp nhà và lên cả tầng 2, tầng 3. Bơm kim tiêm của bọn nghiện hút vứt bừa bãi, rác thải ngập đầu, rồi còn là nhà vệ sinh công cộng cho mọi người phóng uế, hôi thối kinh khủng”.

Ông Khanh cho biết mình và người bạn đã phải dọn suốt ba ngày mới tạm sạch ngôi nhà biệt thự bỏ hoang này, nhưng người chủ hứa trả 1 triệu đồng chẳng bao giờ xuất hiện. Không được bất cứ đồng tiền công nào, ông Khanh đành vào đây ở cho qua ngày đoạn tháng và đỡ phí công.

Ngoài vài đồ hàng nước ra, vợ chồng ông Khanh chỉ có một chiếc xe đạp cà tàng để đi lại. Chỗ ăn, chỗ ngủ hết sức tạm bợ, chủ yếu là đồ thải của nhà giàu, ông Khanh tiếc xin về kê làm cái giường, cái ghế...

Căn biệt thự bỏ hoang 10 năm cũng đã rêu phong, mốc mác, xuống cấp, không có cửa, không điện, không nước. Ông Khanh trần tình: “Sống và mưu sinh ở đây cũng khổ lắm, nhất là những ngày mưa, nắng, gió bão, rồi còn phải canh chừng người ta mang rác thải ra đây vứt hoặc phóng uế. Sống trong căn biệt thự đã từng được định giá 17 tỉ này đâu có sung sướng gì”.

Tại khu đô thị mới Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội, hiện có không dưới 20 ngôi biệt thự, nhà liền kề xây thô đang bị bỏ hoang. Ba năm nay, một trong số những căn biệt thự nói trên đã trở thành “phòng trọ” miễn phí của Nguyễn Trọng Hoang và chín người khác là công nhân của Công ty lắp đặt thiết bị xây dựng Thanh Phúc. Tất cả đều quê ở huyện Quốc Oai, Hà Nội.

Công việc của Hoang là hằng ngày đi lắp đặt các loại ống thoát khí cho các căn hộ mới xây dựng. Dù phải làm việc vất vả nhưng lương công nhân mỗi tháng chỉ được 3-4 triệu đồng, nên Hoang cùng các bạn rủ nhau về dọn dẹp một số căn phòng trong khu nhà xây đã bỏ hoang mấy năm nay để ở tạm. Vì là nơi ở tạm nên mọi thứ rất đơn giản. Mỗi phòng chỉ có hai chiếc giường tầng, một số dây phơi để treo quần áo, một vài bình nước uống.

Khi được hỏi về chuyện vệ sinh, tắm giặt ở đây thì Hoang cho biết: “Điện, nước sinh hoạt đều do công ty mắc về phòng cho. Còn tắm giặt, vệ sinh thì dùng chung trong một khu nhà vệ sinh tập thể ở dãy nhà bỏ hoang này”. Hoang cho biết thêm cả dãy nhà này có khoảng 20 công nhân khác cũng đang ở trọ như vậy.

Cuộc sống ở trọ miễn phí trong nhà hoang cũng gặp rất nhiều tủi cực: “Bọn tôi cực chẳng đã mới phải ở đây thôi anh à. Chứ ở đây thiếu thốn đủ thứ sinh hoạt, tối đến cũng chẳng đi đâu được. Quanh đây người nghiện đến chích cũng nhiều, không cẩn thận là giẫm phải kim tiêm. Mấy đứa có người yêu thì chẳng dám đưa về đây chơi”.

Đối diện với khu trọ của những thanh niên ấy là khu trọ của những phụ nữ từ Phú Thọ lên đây. Phòng của bà Ngọc Thị Bàng (51 tuổi) có sáu người đều quê ở Thanh Sơn, Phú Thọ. Người lên đây từ sớm cũng đã được bảy năm, còn người mới lên đây là một cô gái vừa tốt nghiệp cấp III, làm thuê ở Hà Nội.

Bà Bàng đến Hà Nội làm đã được năm năm. Lúc đầu bà làm đủ nghề, từ buôn đồng nát, nhặt rác, nhặt ve chai, bán đồ dạo..., rồi xin về làm công nhân cho Công ty xây dựng Hà Châu. Hằng ngày, công việc của bà là dọn dẹp, thu dọn đồ đạc ở công trường. “Công việc này không vất vả lắm, các anh ấy bảo làm gì thì mình làm đó. Mỗi ngày cũng được 90.000 đồng. Nhưng mấy tháng nay các chị bị nợ lương, nên cũng chán”.

“Ở đây, các chị sợ nhất là muỗi. Vì nhà lâu năm bỏ hoang nên buổi tối cứ về nhà là phải mắc màn chống muỗi. Với khổ nữa là trộm. Cứ hở ra cái gì là mất cái đấy. Đến quần áo, khi đi làm, các cô cũng không dám phơi ở ngoài” - bà Bàng nói.

Khu đô thị Mộ Lao, quận Hà Đông được xem là nơi có nhiều căn nhà hoang nhất Hà Nội. Nhưng khác với xóm nhà hoang tại Văn Khuê hay Văn Quán, để được vào ở, mưu sinh trong nhà hoang Mộ Lao, người lao động phải thuê với cái giá khá “chát”. Một số căn biệt thự ở Mộ Lao bỏ hoang nhưng đều được chủ nhà rào lại bằng dây thép gai, ván gỗ... Nếu ai muốn kinh doanh, ở trọ phải trả tiền cho chủ.

Chúng tôi tạt vào một căn biệt thự hoang có vị trí đắc địa đang được cho thuê. Anh Lê Ngọc Bình cho biết: “Dạo này kiếm một chỗ trọ và mở cửa hàng trong nội thành khó quá nên tôi đưa gia đình ra đây tìm căn nhà hoang để mở quán cơm bụi kiêm sửa xe”. Căn biệt thự hoang nhưng Bình vẫn phải móc túi 7 triệu đồng/tháng để đưa cho ông chủ nhà. Căn biệt thự này xây xong từ năm 2010, rộng 235m2, được chủ nhà mua nhưng không ở. Sau đó, ông rao bán 16 tỉ đồng suốt hai năm trời nhưng chưa ai nhòm ngó nên chủ nhà cho Bình thuê. Bình và gia đình khi đến phải dọn hai ngày mới xong. Bình cho là giá thuê quá “chát”, bởi khu này hẻo lánh nên làm ăn khó lắm. Chính vì thế vợ chồng Bình chỉ còn cách đăng tin cho thuê lại vài phòng tầng 2, 3 để bù đắp chút vốn. Nhưng cũng chẳng có ai dám đến ở trọ, quán cơm thì vắng khách, người qua lại sửa xe càng hiếm.

Ngoài Bình, ở khu nhà hoang Mộ Lao còn có lác đác vài hộ ngoại tỉnh đến sống và mưu sinh. Có người may mắn được mở quán nước dưới mái hiên của căn nhà hoang mà không phải mất tiền thuê. Còn ai muốn thuê cả căn nhà như Bình đều phải mất vài triệu đồng/tháng cho chủ sở hữu.