Ô tô là một trong những phương tiện phổ biến và cần thiết trong hiện nay. Khi học lái xe ô tô, bạn sẽ cảm thấy bỡ ngỡ và lo lắng bởi có các thông số khó nhớ. Vì vậy, bạn cần nắm vững kiến thức cũng như đọc hướng dẫn để có thể vận hành phương tiện an toàn và hiệu quả. Bài viết dưới đây của VIETMAP sẽ hướng dẫn cách lái xe ô tô chi tiết để bạn tham khảo.

Thời gian và mức phí để bổ túc tay lái là bao nhiêu?

Thời gian có thể được tính theo tiếng hay theo buổi tùy vào khả năng tiếp thu của bạn. Mức phí là 200 nghìn đồng/1 tiếng.

Nâng kích để nhấc bánh xe ra khỏi mặt đất

Bạn nên nâng kích đủ cao để có thể dễ dàng tháo bánh xe khỏi mặt đất và thay lốp dự phòng. Đặc biệt, trong quá trình nâng kích, bạn phải đảm bảo xe được cố định chắc chắn, không xảy ra bất cứ tình trạng rung lắc nào.

Bạn tiến hành tháo rời đai ốc theo chiều ngược chiều kim đồng hồ cho đến khi đai ốc được nới lỏng hoàn toàn rồi mới tháo rời toàn bộ.

Tiếp theo, bạn tháo lốp xe cũ đặt dưới gầm xe để đề phòng trường hợp kích bị hỏng khiến xe sụp xuống và có thể gây nguy hiểm cho người thay lốp.

Do vậy, bạn nên đặt kích xe trên bề mặt bằng phẳng và cứng cáp để hạn chế tối đa nguy cơ này.

Ngoài ra, trong trường hợp lốp xe bị kẹt do rỉ sét, bạn có thể dùng búa cao su đập vào phía trong lốp xe để nới lỏng ra.

Nguyên tắc cài số của cần số

Khi điều khiển cần số, bạn sẽ làm thay đổi khớp nối giữa các bánh răng trong hộp số, từ đó sức kéo và tốc độ chuyển động của xe ô tô cũng thay đổi theo.

Để chuyển số an toàn, bạn cần đặt lòng bàn tay phải vào núm cần số, sau đó dùng lực của cánh tay để đưa cần số từ số hiện tại trở về số “0” và tiếp tục đưa cần số vào số phù hợp là xong.

Trước khi vào số lùi (®), bạn cần thực hiện thêm thao tác phụ để mở khóa hãm.

Khi đổi số, bạn có thể đạp ly hợp 2 lần liên tiếp. Trong đó đạp lần đầu để đưa cần số về số “0” và đạp lần 2 để đưa cần số từ số “0” vào cửa số cần dùng.

Khi chuyển số, bạn phải đặt mắt nhìn thẳng, thao tác nhanh nhẹn và dứt khoát. Lúc thực hiện xong, bạn cần tiếp tục đưa tay nắm vào vành vô lăng để xe không bị chệch hướng.

Sang số là thao tác thay đổi lực kéo và tốc độ của xe ô tô sao cho phù hợp với cung đường. Cụ thể:

Số 0 hiển thị là không có bánh răng nào ăn khớp, xe ô tô không chuyển động. Số 1 là lực kéo lớn nhất với tốc độ chậm nhất. Số 1 thường được tài xế sử dụng khi xe bắt đầu xuất phát hoặc phải leo dốc cao.

Để chuyển từ số 0 sang số 1, bạn kéo nhẹ cần số về phía số 1 rồi đẩy mạnh vào số 1.

Số 2 có tốc độ lớn hơn số 1 nhưng lực kéo lại nhỏ hơn.

Để chuyển từ số 1 sang số 2, bạn kéo nhẹ cần số về số 0 sau đó đẩy vào số 2.

Số 3 có tốc độ lớn hơn số 2 nhưng lực kéo lại nhỏ hơn.

Để chuyển từ số 2 sang số 3, bạn hãy đẩy cần số về số 0, sau đó kéo vào cửa số 3.

Số 4 có tốc độ lớn hơn số 3 nhưng lực kéo lại nhỏ hơn.

Để chuyển từ số 3 sang số 4, bạn phải kéo cần số về số 0 sau đó đẩy vào số 4.

Số 5 có tốc độ lớn hơn số 4 nhưng lực kéo lại nhỏ hơn.

Để chuyển từ số 4 sang số 5, bạn kéo cần số về số 0 sau đó đẩy sang cửa số 5.

Vào số lùi: Số lùi được sử dụng khi bạn lùi xe. Để vào số lùi đúng cách, bạn hãy kéo cần số từ vị trí số 0 về phía cửa số lùi, tiếp đó đẩy cần vào số lùi là xong.

Giữ khoảng cách an toàn khi lái xe

Trong quá trình tập lái, bạn hãy tập luyện kỹ năng đọc khoảng cách an toàn bằng việc đi đến đoạn đường vắng rồi tập xi-nhan, tiến dần xe và dừng lại trước khi va chạm với xe khác.

Ngoài ra, bạn cũng nên cảm nhận và đo đạc khoảng cách an toàn giữa xe mình với các xe phía trước để tránh xảy ra những va chạm. Do mỗi xe có độ dài phần đầu không giống nhau, vì vậy việc cảm nhận khoảng cách phía trước là điều cần thiết khi lái xe.

Hướng dẫn đỗ xe bằng cách kéo phanh tay

Phanh tay có tác dụng giữ cho xe ô tô đứng yên, tránh việc xe bị trôi, trượt. Khi đỗ xe, trước tiên bạn cần đạp phanh chân, sau đó kéo phanh tay, gạt cần số về P rồi tắt máy là xong.

Chú ý: Khi cho xe dừng, dù đã kéo cần số về số 0 nhưng bạn vẫn cần nhá chân phanh hoặc kéo phanh tay để đảm bảo an toàn trong trường hợp xe bị trôi theo quán tính hoặc khi bị xe phía sau tông lên.

Hướng dẫn lái xe ô tô cho người đã có bằng

Bạn đã có giấy phép lái xe ô tô? Nhưng lâu không lái và lung túng khi điều khiển xe đi trên đường.Bạn cần người hướng lại bạn cách lái xe ô tô.

Bạn có biết đa phần các bạn sau khi học xong giấy phép lái xe, nhưng chưa có điều kiện để thực hành nhiều. Khi có nhu cầu cần lái xe thì các bạn bị lúng túng khi điều khiển xe lưu thông trên đường. Hoặc bạn học lái xe tại một số trung tâm dạy lái xe chỉ tập trung dạy cho các bạn phần thi sát hạch lái xe (cốt để bạn thi đạt) mà lại không luyện kỹ năng lái xe trên đường + phố. Vì thế dù các bạn thi có đạt nhưng lại không có đủ khả năng điều khiển xe trên đường phố.Hai nguyên nhân trên là hai nguyên nhân chính làm cho đa phần các bạn không đủ khả năng điều khiển xe khi lưu thông trên đường.

Chính vì thế các bạn sẽ dễ gây ra tai nạn hoặc những va chạm khi lưu thông trên đường.

Nhận biết các bộ phận chính bên trong xe

Việc nhận biết các bộ phận bên trong xe rất quan trọng vì điều này giúp bạn dễ dàng thực hiện các thao tác điều khiển xe di chuyển, hạn chế những sự cố xảy ra do nhầm lẫn, sai sót.

Vô lăng: Nằm ở vị trí bên trái xe, giúp điều khiển hướng chuyển động của ô tô linh hoạt.

Công tắc còi điện: Điều khiển còi phát ra âm thanh để thông báo cho người đi đường và các phương tiện khác biết khi xe đang lưu thông.

Công tắc đèn: Dùng để bật/tắt các loại đèn trên xe. Những loại đèn này nằm trên trục tay lái được thiết kế theo nguyên tắc: nấc 1 là đèn cốt, nấc 2 là đèn pha và nấc cuối là đèn xi nhan gạt về phía trước hoặc phía sau.

Khóa điện (Lock): Bao gồm Vị trí cắt điện (ACC); cấp điện hạn chế, cấp điện hoàn toàn (ON) và khởi động (START).

Bàn đạp ly hợp – côn: Bộ phận này nằm ở bên trái của trục vô lăng, dùng để mở ly hợp, giúp nối hoặc ngắt động lực từ động cơ đến hệ thống truyền lực. Thiết bị này thường được sử dụng khi xe khởi động động cơ, chuyển số hoặc phanh dừng xe.

Bàn đạp phanh chân: Vị trí nằm ở bên phải của trục vô lăng giữa bàn đạp côn và bàn đạp ga. Bộ phận này có chức năng điều khiển hệ thống phanh, giúp giảm tốc độ, dừng chuyển động của xe ô tô.

Bàn đạp ga: Nằm ở bên phải của trục vô lăng, bên cạnh bàn đạp phanh giúp điều khiển lượng cung cấp nhiên liệu cho động cơ.

Cần điều khiển phanh tay: Có chức năng giữ cho xe đứng yên trên đường dốc, đồng thời hỗ trợ cho phanh chân trong một số trường hợp cần thiết.

Công tác gạt nước: Bao gồm nấc 0 là ngừng gạt, nấc 1 là gạt từng lần, nấc 2 là gạt chậm và nấc 3 là gạt nhanh.

Cách lái xe ô tô cho người mới bắt đầu an toàn và hiệu quả

[Hướng dẫn] Kỹ thuật lái xe ô tô lên dốc, xuống dốc an toàn