Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước ở Nhật Bản
Nhật Bản đã phải đối mặt với những vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong giai đoạn 1950 -1960 trong thời kỳ phát triển kinh tế nhanh chóng và vấn đề bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức, trong đó, ô nhiễm nước là trầm trọng nhất. Đỉnh điểm là năm 1956, sự cố ô nhiễm nước do thủy ngân thải ra vịnh Minamata gây căn bệnh Minamata. Sự cố ô nhiễm Nitơ và Photpho gây thủy triều đỏ tại khu vục biển Seto từ các chất ô nhiễm từ ngành công nghiệp đánh cá thải ra rất trầm trọng. Tình trạng ô nhiễm nước đòi hỏi Chính phủ phải có các biện pháp đối phó và giải quyết đã dẫn tới sự ra đời của hàng loạt các luật và cơ quan bảo vệ môi trường: Năm 1970, Luật Kiểm soát ô nhiễm nước (Luật số 138) ra đời; năm 1971 cơ quan Bảo vệ môi trường Nhật Bản được thành lập; năm 1973 “Luật dự thảo về Bảo tồn môi trường biển nội địa Seto” ra đời; năm 2001 Bộ Môi trường được thành lập.
Luật Kiểm soát ô nhiễm nước được ban hành vào năm 1970 và thi hành vào năm 1971 với hai mục tiêu chính.
Mục tiêu đầu tiên là ngăn ngừa ô nhiễm các vùng nước công cộng để bảo vệ sức khỏe con người và bảo tồn môi trường sống bằng cách quản lí kiểm soát nước thải xả vào vùng nước công cộng từ các nhà máy và doanh nghiệp.
Mục tiêu thứ hai, mục tiêu của luật hướng tới việc bảo vệ các nạn nhân của việc xả nước thải. Các nhà máy và chủ doanh nghiệp có trách nhiệm bồi thường cho người bị ảnh hưởng đến sức khỏe do xả thải và cho phép người bị ảnh hưởng có thể ra giá cho các nhà máy và doanh nghiệp. Luật Kiểm soát ô nhiễm nước tại Nhật Bản bao gồm sáu chương với tổng cộng là 35 điều.
- Chương 1: nói về các quy định chung bao gồm mục tiêu của bộ luật và những định nghĩa chuyên ngành cụ thể.
Phần 1: các tiêu chuẩn nước thải công nghiệp, tiêu chuẩn quản lí tổng lượng chất ô nhiễm, yêu cầu báo cáo về việc xây dựng các cơ sở xả thải, các biện pháp chuyển đổi, yêu cầu báo cáo những thay đổi về cấu trúc của cơ sở xả thải, hạn chế xây dựng các cơ sở xả thải mới, thay đổi tên người chịu trách nhiệm cho cơ sở, các hạn chế về xả thải, cách cái tiến, hưỡng dẫn của nhà nước cho các cơ xở xả thải, đo lường độ ô nhiễm của chất thải, các biện pháp xử lí trong trường hợp khẩn cấp.
Phần 2: Về các biện pháp thúc đẩy giảm thải từ nước thải sinh hoạt, trách nhiệm của các cơ quan chính quyền nhà nước và địa phương, giáo dục và nâng cao ý thức người dân, sự kết hợp giữa nhà nước với người dân và các tổ chức phi chính phủ được đề cập đến như một yếu tố quan trọng để thực hiện được mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước.
- Chương 3: kiểm soát hiện trạng nước thải, đề cập đến việc liên tục thực hiện công việc kiểm soát và báo cáo cho Bộ Môi trường đồng thời đề ra các chương trình giải pháp. Chương trình đo lường thống nhất: được đề ra bởi thống đốc của tỉnh sau khi có ý kiến của các cơ quan địa phương thuộc cơ quan hành chính quốc gia.
- Chương 4: bồi thường thiệt hại.
- Chương 5: những điều khoản khác.
- Chương 6: xử phạt. Các hành vi vi phạm được đề ra rất rõ ràng.
Theo Luật Kiểm soát ô nhiễm nước, việc kiểm soát ô nhiễm nước được thực thi bởi ba biện pháp sau đây:
- Kiểm soát nồng độ ô nhiễm của nước thải (Tiêu chuẩn xả thải) Kiểm soát nồng độ chất ô nhiễm của các nguồn nước tự nhiên (Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt): Các tiêu chuẩn này được coi là mục tiêu bắt buộc lâu dài trong hướng dẫn hành chính cho chính sách môi trường. Chúng có thể được sử dụng như là thước đo cho ý thức môi trường trong xã hội.
- Kiểm soát ô nhiễm của nước thải về thể tích (Tiêu chuẩn tổng lượng thải): Phương pháp này được áp dụng cho các các nguồn nước công cộng khép kín lớn mà phải nhận nhiều chất thải từ cuộc sống hàng ngày và các ngành công nghiệp, khi các tiêu chuẩn chất lượng môi trường không thể đạt được bằng cách hạn chế nồng độ chất ô nhiễm.
Chính quyền địa phương, doanh nghiệp, công dân và các tổ chức xã hội được khuyến khích tham gia các hoạt động tình nguyện và cam kết thực hiện hoạt động vì nước theo kế hoạch đề ra. Giảm thiểu được nguồn thải từ các hộ dân cư cũng như đóng góp một phần lớn trong việc thực hiện tốt Luật Kiểm soát ô nhiễm nước. Mặc dù vậy, chính quyền Trung ương hiện chưa có những hình phạt cụ thể nào liên quan đến việc xả nước thải từ các hộ dân mà chỉ tuyên truyền, giáo dục người dân ý thức bào vệ nguồn nước. Ngược lại, các nhà máy và các cơ sở thương mại xả thải phải đo tỷ lệ ô nhiễm của lượng nước thải và lưu giữ số liệu đo lường, tuân theo chỉ dẫn ban hành của Bộ Môi trường. Bên cạnh đó, có hàng nghìn tổ chức phi chính phủ tại Nhật hiện đang tích cực hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nước. Thông điệp bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ nguồn nước nói riêng được truyền bá phổ biến tới cộng đồng.
Nguồn gốc gây ô nhiễm nước có thể là tự nhiên hoặc nhân tạo:
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước thành: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý. Theo vị trí không gian, người ta phân biệt: ô nhiễm sông, ô nhiễm hồ, ô nhiễm biển, ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm nước ngầm. Một khi, nguồn nước bị ô nhiễm, thành phần và bản chất của nguồn nước sẽ thay đổi, biến dạng như:
Thay đổi hệ vi sinh vật có trong nước (làm tăng hoặc giảm số lượng vi sinh vật hoại sinh, vi khuẩn và virus gây bệnh...) hoặc xuất hiện trong nước các loại sinh vật mà trước đây không có trong nguồn nước.
Ô nhiễm nước do nước thải khu dân cư: Nước thải từ hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, trường học, cơ quan, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người được gọi chung là nước thải sinh hoạt, nước thải từ khu dân cư hoặc nước thải vệ sinh. Đặc điểm cơ bản của nước thải sinh hoạt là trong đó có hàm lượng cao của các chất hữu cơ không bền vững, dễ bị phân hủy sinh học (như cacbonhydrat, protein, mỡ), chất dinh dưỡng (phôtpho, nitơ), chất rắn và vi sinh vật. Một đặc điểm quan trọng khác của nước thải sinh hoạt là không phải chỉ có các chất hữu cơ dễ phân hủy do vi sinh vật để tạo ra khí cacbonic và nước mà còn có các chất khó phân hủy tạo ra trong quá trình xử lý. Khi nước thải sinh hoạt chưa xử lý đưa vào kênh, rạch, sông, hồ, biển sẽ gây ô nhiễm nguồn nước với các biểu hiện chính là:
Ô nhiễm nước do nước thải công nghiệp: Nước thải công nghiệp là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Nước thải công nghiệp không có đặc điểm chung mà phụ thuộc vào đặc điểm của từng ngành sản xuất.
Ô nhiễm nước do nước chảy tràn mặt đất: Nước chảy tràn từ mặt đất do nước mưa hoặc do thoát từ đồng ruộng là nguồn gây ô nhiễm nước sông, hồ, nước rửa trôi qua đồng ruộng có thể cuốn theo chất rắn (rác), hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón. Nước rửa trôi qua khu dân cư, đường phố, cơ sở sản xuất công nghiệp có thể là ô nhiễm nguồn nước do chất rắn, dầu mỡ, hóa chất vi trùng..
Quá trình tự làm sạch của nước là các quá trình phân hủy, tách và lắng đọng các chất trong nước xảy ra trong điều kiện tự nhiên. Quá trình này có thể phân ra hai nhóm:
+ Quá trình vật lý: như hấp phụ, keo tụ, lắng, phân ly, tách các chất ô nhiễm ra khỏi nước.
+ Quá trình hóa học, sinh học: gồm các phản ứng thủy phân, oxy hóa khử, polyme hóa nhờ có men hoặc vi khuẩn xúc tác làm cho chất ô nhiễm trở nên ít độc hoặc không độc.
Quá trình tự làm sạch nước tự nhiên diễn ra dễ dàng và nhanh chóng ở dòng sông, dòng chảy; còn ở hồ tĩnh lặng thì chậm chạp hơn. Hơn nữa dưới tác dụng của bức xạ mặt trời quá trình quang hợp tăng làm tiêu thụ nhiều CO2 hơn, sinh lượng oxy nhiều hơn giúp làm sạch nước tự nhiên tốt hơn. Khi cân bằng động làm sạch tự nhiên bị phá vỡ, chất ô nhiễm quá lớn, cần sử dụng làm sạch nhân tạo.
Trong những năm qua, bên cạnh các thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, Nhật Bản đã đạt được nhiều kết quả trong lĩnh vực BVMT và luôn là một quốc gia có trách nhiệm trong hợp tác quốc tế, nhằm giải quyết những vấn đề môi trường toàn cầu và khu vực. Tạp chí Môi trường có cuộc trao đổi với ông Hiroko Suzuki, chuyên gia môi trường, MCC-Mitsui Tôkyô về các chính sách của Nhật Bản trong công tác BVMT, trong đó có kiểm soát ô nhiễm nước (KSONN).
Xin ông cho biết đôi nét về tình trạng ô nhiễm nước tại Nhật Bản trước đây và hiện nay?
Ông Hiroko Suzuki: Từ những năm 1950 - 1960, Nhật Bản phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, hậu quả do công nghiệp hóa phát triển nhanh chóng. Ví dụ, cư dân ở vùng hạ lưu sông Waterase phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm do một mỏ đồng từ thượng nguồn hay căn bệnh Minamata lần đầu được ghi nhận tại vịnh Minamata vào năm 1956, kết quả do tiêu thụ lượng cá có chứa hợp chất mêthyl thủy ngân thải ra từ các nhà máy hóa chất... Từ đó, một loạt các chính sách về môi trường được Chính phủ Nhật Bản bổ sung, ban hành như: Năm 1967 “Luật Kiểm soát ô nhiễm”; Năm 1970 “Luật KSONN (Luật số 138); Năm 1971cơ quan Môi trường được thành lập; Năm 1973 “Luật Dự thảo về Bảo tồn môi trường biển nội địa Seto”; Năm 2001 thành lập Bộ Môi trường với quyền hạn và nhiệm vụ lớn hơn.
Trong phạm vi Luật KSONN, Bộ Môi trường đã thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng môi trường nước mặt và nước ngầm, trong đó, có tiêu chuẩn về môi trường chất lượng nước. Những tiêu chuẩn này được áp dụng cho thủy vực công cộng, bao gồm nước biển, sông và hồ quốc gia. Tuy nhiên, chính quyền địa phương tại một số vùng đã đề ra được những tiêu chuẩn chặt chẽ hơn cả tiêu chuẩn quốc gia dành cho thủy vực địa phương, ví dụ như vùng vịnh Tôkyô, Ise hay biển nội địa Seto…
Thưa ông, Nhật Bản có chính sách gì để giải quyết vấn đề này?
Ông Hiroko Suzuki: Về chính sách môi trường nước: Luật Môi trường cơ bản (ban hành tháng 11/1993), quy định kiểm soát lượng nước thải từ nhà máy. Thông báo thiết lập nhà máy, điều chỉnh các mệnh lệnh, giám sát liên tục, giải pháp cho nước thải hộ gia đình trong duy trì và xây dựng hệ thống thoát nước, trang thiết bị xử lý nước thải khu vực nông thôn, bể tự hoại. Tháng 12/1994, Nội các Chính phủ lập ra Kế hoạch môi trường căn bản dựa trên Luật Môi trường. Kế hoạch được áp dụng cho những chính sách về ô nhiễm môi trường, bao gồm những khái niệm cơ bản, mục tiêu dài hạn và các chỉ số cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Luật KSONN (ban hành tháng 1/1970) được ban hành dành cho kiểm soát nước thải.
Nhật Bản duy trì và tái tạo hệ sinh thái khỏe mạnh và đảm bảo sự chung sống hài hòa
Về ngăn ngừa ô nhiễm từ hóa chất nông nghiệp: Luật quy định về hóa chất nông nghiệp (ban hành tháng 7/1948), trong đó thiết lập những tiêu chuẩn nhằm giữ lại giấy phép nông nghiệp từ quan điểm về môi trường. Luật Ngăn ngừa ô nhiễm đất nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản và Bộ Môi trường đồng chuẩn bị và ban hành tháng 12/1970), chỉ định khu vực ô nhiễm, tiến hành cải tạo đất.
Về Ngăn ngừa cạn kiệt nguồn nước ngầm: Luật Nước công nghiệp (ban hành tháng 6/1956 do Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp soạn thảo). Luật bao gồm các luật định về bơm nước ngầm sinh hoạt cho các tòa nhà (ban hành tháng 5/1962), quy định về bơm nước ngầm. Khái quát về các giải pháp ngăn ngừa cạn kiệt nguồn nước ngầm. Thúc đẩy hoạt động tình nguyện ở 3 vùng.
Các biện pháp bảo tồn các vùng nước tĩnh, bao gồm: Luật KSONN; Luật về các biện pháp đặc biệt nhằm bảo tồn môi trường biển lục địa Seto (ban hành tháng 10/1973); Luật về các biện pháp đặc biệt nhằm phục hồi biển Ariake và Yatushiro (ban hành tháng 11/2002).
Về kiểm soát chất lượng hồ và bể chứa nước: Luật về các biện pháp đặc biệt bảo tồn chất lượng nước hồ (ban hành tháng 7/1984), đưa ra kế hoạch bảo tồn chất lượng nước hồ, kiểm soát lượng nước thải.
Kiểm soát nguồn nước uống: Luật về các biện pháp đặc biệt bảo tồn chất lượng nước tại nguồn nhằm ngăn chặn những khó khăn trong sử dụng nước (ban hành tháng 3/1994) đưa ra những quy định đặc biệt về nguồn nước uống.
Biện pháp đối với chất điôxin: Luật về các biện pháp đặc biệt với chất điôxin (ban hành tháng 7/1999), thiết lập các tiêu chuẩn về chất lượng môi trường nước và đất, quy định về nước thải nhà máy, thúc đẩy các biện pháp giải quyết ô nhiễm đất, giám sát liên tục chất lượng nước và đất.
Bảo tồn môi trường đất đô thị: Luật các biện pháp chống nhiễm độc đất (ban hành tháng 5/2002), theo dõi tình trạng ô nhiễm đất và ngăn ngừa những tác hại lên sức khỏe con người.
Vậy ai là người chịu trách nhiệm thực hiện Luật, thưa ông?
Ông Hiroko Suzuki: Đó là Bộ trưởng Bộ Môi trường, tỉnh trưởng và các thị trưởng của các TP được chỉ định. Họ là những người đưa ra quyết định. Chính quyền cấp Trung ương và địa phương hợp tác chặt chẽ nhằm bảo vệ chất lượng nước, tuân theo 3 Luật (Luật KSONN, Luật các biện pháp đặc biệt bảo tồn môi trường biển nội địa Seto và Luật các biện pháp đặc biệt bảo tồn chất lượng nước hồ).
Mỗi tỉnh xây dựng kế hoạch giám sát hàng năm và kế hoạch ngân sách cần được thông qua bởi nghị viên thuộc chính quyền tỉnh. Như vậy, nguồn tài chính phục vụ kiểm soát được lấy từ ngân sách thuế của tỉnh.
Vai trò của cộng đồng, truyền thông trong công tác BVMT được thực hiện như thế nào, thưa ông?
Ông Hiroko Suzuki: Chính quyền địa phương, doanh nghiệp, công dân và các tổ chức xã hội được khuyến khích tham gia các hoạt động tình nguyện và cam kết thực hiện hoạt động vì môi trường theo kế hoạch đề ra. Trong đó, các nhà máy và các cơ sở thương mại xả thải phải đo tỷ lệ ô nhiễm của lượng nước thải và lưu giữ số liệu đo lường, tuân theo chỉ dẫn ban hành của Bộ Môi trường.
Xin ông cho biết những kinh nghiệm của Nhật Bản nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường?
Ông Hiroko Suzuki: Dựa trên Kế hoạch môi trường cơ bản ban hành năm 1993, giai đoạn giữa thế kỷ 21, những chính sách dài hạn trong hoạt động BVMT được thực hiện bởi chính quyền địa phương, các đoàn thể, công dân và các tổ chức tư nhân. Trong đó, tập trung một số nội dung chính như:
Quay vòng sử dụng nguyên vật liệu hiệu quả: Nhằm giảm thiểu gánh nặng về môi trường được tạo ra từ nhiều giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội, cần khuyến khích quay vòng sử dụng các nguyên vật liệu có hiệu quả về môi trường, thông qua việc xem xét lại hệ thống kinh tế - xã hội hiện hành đang được điều hành (chế độ sản xuất, tiêu thụ và phân phối hàng loạt…)
Chung sống hài hòa: Duy trì và tái tạo hệ sinh thái khỏe mạnh và đảm bảo sự chung sống hài hòa giữa thiên nhiên và con người.
Sự tham gia: Xây dựng xã hội bình đẳng, bao gồm sự tham gia của chính quyền từ cấp Trung ương đến địa phương, các đoàn thể, công dân và các tổ chức tư nhân vào các hoạt động BVMT, cùng hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm.
Hoạt động quốc tế: Thúc đẩy hợp tác quốc tế về môi trường với các quốc gia trên thế giới.
Nguồn: Tạp chí Môi trường, số Chuyên đề kiểm soát ô nhiễm nước
tại Việt Nam - cơ hội và thách thức