Phương tiệnXe du lịch,Tàu cao tốc

Bước 5: Xuất khẩu và làm việc tại Philippines

Sau khi hoàn tất các thủ tục và xét duyệt, người lao động sẽ được xuất khẩu và bắt đầu làm việc tại công ty hoặc nhà máy được chỉ định. Thời gian làm việc và các điều khoản cụ thể sẽ được đảm bảo theo hợp đồng lao động và thoả thuận giữa người lao động và nhà tuyển dụng.

Xem thêm: Du Lịch Philippines: Khám Phá Cẩm Nang Du Lịch Tiện Ích

Thông tin trong hợp đồng không rõ ràng

Xem xét và kiểm tra kỹ hợp đồng trước khi ký kết rất quan trọng để tránh bị lừa đảo. Một số hợp đồng không rõ ràng và không bảo đảm quyền lợi của người lao động, cho phép nhà tuyển dụng thiếu trung thực và vi phạm điều khoản hợp đồng.

Một số trường hợp nhà tuyển dụng lừa đảo bằng cách chuẩn bị giấy tờ không hợp pháp hoặc giả mạo để làm xuất khẩu lao động. Điều này có thể dẫn đến việc bị kiểm tra và trục xuất khi làm việc tại Philippines.

Trên đây là một tổng hợp chi tiết về thị trường xuất khẩu lao động Philippines mà Việc làm Philippines muốn chia sẻ với các bạn. Hi vọng rằng qua bài viết của vieclamphilippines24h.com, các bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng và sâu sắc hơn về thị trường lao động này, từ đó có thể đưa ra quyết định hợp lý cho tương lai của mình.

Hạt gạo của Việt Nam rất được ưa chuộng, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng Philippines. Thị trường này vẫn còn nhiều dự địa để các doanh nghiệp gạo nước ta tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, duy trì vị thế số 1 xuất khẩu gạo vào Philippines.

Trên đà thuận lợi của năm vừa qua, từ đầu năm tới nay, xuất khẩu gạo nước ta tiếp tục tăng trưởng khả quan. Tổng kim ngạch xuất khẩu trong quý I đạt hơn 2 triệu USD, tăng 33,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Nổi bật là thị trường Philippines, chẳng những sản lượng tăng, mà giá trị cũng tăng 41%, với giá bình quân đạt ngưỡng 642 USD/tấn.

"Gạo Việt Nam thứ nhất là đưa ra sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng Philippines. Thứ hai, các thương nhân Việt Nam cũng đã có chuẩn bị đầu tư hạ tầng, máy móc thiết bị công nghệ cao. Và xay xát đó thì làm cho thị trường Philippines ưa chuộng", ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Phước Thành IV cho biết.

Thái Lan và Ấn Độ, 2 quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới chiếm tỉ trọng lớn thị phần nhập khẩu gạo của Philippines. Thế nhưng hiện tại, Ấn Độ đang trong tình trạng cấm xuất khẩu gạo để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, trong khi Thái Lan chỉ cạnh tranh ở phân khúc gạo cấp cao. Đây là cơ hội tốt để gạo Việt Nam tăng trưởng mạnh tại thị trường tiềm năng này.

Ông Nguyễn Phương Lam - Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ cho biết: "Hiện nay chúng ta là nhà xuất khẩu lớn nhất vào Philippines với sản lượng hàng năm đạt gần 3 triệu tấn, đây là 1 thị trường quan trọng, chúng ta có thể điều tiết, điều phối dựa vào cung cầu cũng như chất lượng lúa gạo Việt Nam để chúng ta tăng giá trị và mang về kim ngạch cho quốc gia".

Gạo Việt Nam xuất khẩu vào Philippines năm nay sẽ vượt mức 4 triệu tấn. Việc chủ động thích ứng với phương thức mới của thị trường, vượt các rào cản xuất khẩu sẽ là giải pháp tốt nhất để doanh nghiệp giữ vững 80% thị phần tại thị trường nhập khẩu gạo lớn vùng Đông Nam Á.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

(HQ Online) - Do nguồn cung nội địa tăng, Philippines khả năng sẽ giảm lượng gạo nhập khẩu từ các nước, cho dù nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng nhẹ. Bên cạnh đó, quý 1 cũng chứng kiến lượng gạo Thái Lan nhập khẩu vào thị trường này tăng cao so với trước đây. Đây là tín hiệu và là sự cảnh báo đối với gạo Việt Nam tại thị trường Philippines.

Duy trì mức tăng xuất khẩu hàng năm

Gạo vừa là sản phẩm truyền thống vừa là mặt hàng xuất khẩu chủ lực tạo nên vị thế vững chắc của Việt Nam vào thị trường Philippines.

Ông Phùng Văn Thành, Tham tán thương mại Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết những năm trước đây, Philippines mua gạo theo phương thức đàm phán liên chính phủ (G2G), Việt Nam luôn phải cạnh tranh cùng với Thái Lan, là hai đối tác xuất khẩu gạo lớn cho Philippines. Tuy nhiên, kể từ năm 2019, khi Philippines ban hành và thực thi Luật số 11203 cho phép tự do xuất nhập khẩu và thương mại gạo, dỡ bỏ hạn ngạch và các hạn chế nhập khẩu gạo thì Việt Nam đã vượt qua Thái Lan trở thành nhà cung ứng gạo quan trọng, luôn giữ vị thế số 1 xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines.

Năm 2019, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Philippines lần đầu tiên đạt trên 2,1 triệu tấn. Đến năm 2020, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Philippines đạt trên 2,2 triệu tấn, và kim ngạch xuất khẩu lần đầu tiên vượt mốc 1 tỷ USD (1,056 tỷ USD). Năm 2021, gạo Việt Nam xuất sang Philippines đạt trên 2,45 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1,25 tỷ USD, chiếm 39,4% trong tổng lượng xuất khẩu và chiếm 38% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo cả nước.

Năm 2022, Philippines nhập khẩu trên 3,826 triệu tấn gạo, trong đó nhập khẩu từ Việt Nam khoảng 3,2 triệu tấn, chiếm gần 85% trong tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines. Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2022 sang thị trường Philippines đạt gần 1,5 tỷ USD, chiếm trên 29% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Philippines. Năm 2022, gạo xuất khẩu sang thị trường Philippines chiếm gần 45% về lượng và gần 43% về kim ngạch trong tổng lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Đà tăng tiếp tục kéo dài trong năm 2023, khi kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường này đạt 1,75 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm 2022, lượng gạo xuất khẩu vào thị trường Philippines đạt 3,1 triệu tấn, giảm 2% so với năm 2022. Mặc dù vậy, gạo của Việt Nam vẫn chiếm gần 87% tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines.

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng từ mức trung bình khoảng 400 USD/tấn cuối năm 2020 lên mức trung bình khoảng 500 USD/tấn trong năm 2021, ổn định ở mức trung bình khoảng 480 USD/tấn trong năm 2022 và có xu hướng tăng, tăng mạnh từ giai đoạn quý 2/2023, có thời điểm đạt tới trên 650 USD/tấn.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Philippines, với lượng gạo nhập khẩu hàng năm trung bình chiếm khoảng 85% trong tổng lượng gạo nhập khẩu, đối với Philippines, gạo của Việt Nam không chỉ là mặt hàng nhập khẩu thông thường phục vụ tiêu dùng mà còn là mặt hàng quan trọng nhằm đảm bảo an ninh lương thực, ổn định kinh tế vĩ mô.

Mới đây, Thương vụ Việt Nam tại Philippines đưa ra dự báo nguồn cung nội địa tăng, Philippines khả năng sẽ giảm lượng gạo nhập khẩu từ các nước, cho dù nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng nhẹ.

Theo báo cáo của Cơ quan quản lý xuất khẩu nông sản - Bộ Nông nghiệp Mỹ, lượng gạo nhập khẩu của Philippines năm nay ở mức 4 triệu tấn, thay vì mức dự báo 4,1 triệu tấn trước đây, do sản xuất lúa trong nước của Philippines hy vọng sẽ đáp ứng được mức tăng nhẹ của nhu cầu tiêu thụ trong nước. Bên cạnh đó, trong quý 1/2024 đã chứng kiến lượng gạo Thái Lan nhập khẩu vào thị trường Philippines tăng cao so với trước đây. Đây là tín hiệu và là sự cảnh báo đối với gạo Việt Nam tại thị trường Philippines khi gạo Thái Lan bắt đầu gia tăng thị phần.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Philippines, cùng với sự gia tăng hỗ trợ từ Chính phủ, năng suất và sản lượng lúa gạo của nước này cũng sẽ tăng lên. Năm 2023, sản xuất lúa của Philippines lần đầu cán mốc 20 triệu tấn (cụ thể 20,06 triệu tấn), tăng 1,5% so với năm 2022 và vượt qua mức đỉnh đạt được năm 2021 là 19,96 triệu tấn.

Từ thực tiễn thị trường, liên quan tới mặt hàng gạo, Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho rằng, Philippines trong những năm gần đây luôn là thị trường xuất khẩu gạo quan trọng của Việt Nam, vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước bên cạnh tranh thủ những cơ hội mới ở những thị trường mới cũng vẫn cần phải luôn quan tâm duy trì đảm bảo vị thế số 1 xuất khẩu gạo của Việt Nam tại thị trường Philippines. Bởi hiện nay, Thái Lan cũng đang tìm cách gia tăng sản lượng, thị phần xuất khẩu gạo vào Philippines và cạnh tranh với gạo của Việt Nam.

Đặc biệt, doanh nghiệp xuất khẩu cần tiếp tục giữ vững và đảm bảo chất lượng gạo ổn định, không ngừng nâng cao chất lượng các sản phẩm gạo xuất khẩu qua đó góp phần nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đối với mặt hàng gạo vào thị trường Philippines. Cùng với đó là đa dạng các mặt hàng gạo xuất khẩu, không chỉ quá tập trung vào các sản phẩm gạo có chất lượng cao phục vụ cho người có thu nhập cao mà còn cần khai thác tiềm năng của các loại gạo chất lượng trung bình, chất lượng thấp hơn để phục vụ cho một số lượng lớn người dân có thu nhập trung bình và thấp.