Phò giá về kinh - Trần Quang Khải bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 7
Sách Học Sinh Tiếng Việt Tập 1 Lớp 1 – Chân Trời Sáng Tạo
Sách Học Sinh Tiếng Việt Tập 1 Lớp 1 – Chân Trời Sáng Tạo gồm các bài sau:
Chủ đề 1: Những bài học đầu tiên
Chủ đề 18: Những điều em đã học
"Sách giáo khoa (SGK) - Tiếng Việt lớp 1 Tập 1 - Chân trời sáng tạo" là một công cụ đắc lực cho hành trình học tập của học sinh lớp 1, được biên soạn bởi các tác giả uy tín và xuất bản trong khuôn khổ chương trình giáo dục phổ thông mới. Được thiết kế để giáo dục cả bốn kỹ năng ngôn ngữ cơ bản - đọc, viết, nghe và nói - cuốn sách này không chỉ là một tài liệu học tập mà còn là một người bạn đồng hành thú vị, đem lại nguồn cảm hứng cho các em học sinh trong quá trình chinh phục tiếng Việt. Cuốn sách bao gồm 18 chủ đề, mỗi chủ đề lại chứa nhiều bài học cụ thể bám sát vào các âm vần và chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt. Bằng việc cấu trúc bài học theo từng chủ đề, học sinh có cơ hội học từ vựng, phát âm và cấu trúc câu thông qua các hoạt động và bài tập phong phú. Mỗi chủ đề khép lại với bài "Ôn tập và kể chuyện", giúp củng cố kiến thức và kích thích khả năng sáng tạo, diễn đạt của học sinh. Thông qua các câu chuyện, bài thơ, đoạn văn đa dạng cùng hình ảnh sinh động và màu sắc bắt mắt, cuốn SGK làm quen với học sinh những nhân vật đáng yêu và gần gũi, từ đó truyền đạt các giá trị đạo đức và kiến thức cơ bản trong cuộc sống hàng ngày. Đây là một phương pháp giáo dục toàn diện, không chỉ giới hạn ở việc học mà còn tập trung vào việc hình thành nhân cách và khuyến khích tư duy tích cực. Nhấn mạnh sự tiếp cận tích cực và hướng đến sự phát triển cá nhân, cuốn sách kêu gọi các em học sinh chăm chỉ theo dõi và thực hiện theo hướng dẫn có trong sách, cũng như lắng nghe sự hướng dẫn của thầy cô và người thân. Qua đó, sách giúp học sinh từng bước cải thiện kỹ năng ngôn ngữ và tích lũy tri thức một cách bền vững. Bên cạnh đó, cuốn sách còn khuyến khích học sinh bảo quản sách cẩn thận và không viết vẽ bậy vào sách, qua đó dạy các em ý thức giữ gìn tài sản chung và tôn trọng nguồn tri thức. Điều này cũng phản ánh một phần trong việc giáo dục đạo đức và thái độ tôn trọng nguồn thông tin học thuật từ ngày đầu tiên của cuộc sống học đường. Tóm lại, "Sách giáo khoa (SGK) - Tiếng Việt lớp 1 Tập 1 - Chân trời sáng tạo" là một công cụ giảng dạy tiếng Việt hiệu quả cho các em học sinh lớp 1, được thiết kế nhằm phát triển khả năng ngôn ngữ và hình thành những phẩm chất đạo đức từ những năm đầu đời. Sự tổng hợp giữa học và chơi, giữa kiến thức và động viên, giúp cuốn sách này không chỉ là một phương tiện học tập mà còn là một dạng bản đồ tinh thần, mở ra những chân trời mới cho các em trong hành trình khám phá thế giới ngôn từ và kiến thức.
Những năm 80 của thế kỷ XX, nói đến thành phố Thái Nguyên hẳn ai cũng biết chợ Đồng Quang. Đây là một trong những chợ lớn nhất của thành phố, nơi diễn ra việc buôn bán giao thương không chỉ của người dân thành phố mà còn là nơi trao đổi hàng hóa của người dân các vùng lân cận như: Phú Lương, Đại Từ, Phổ Yên, Đồng Hỷ...
Có lẽ lý do chợ Đồng Quang được nhiều người biết đến là do vị trí của chợ. Nằm ở trung tâm thành phố, chợ nối liền với trục quốc lộ giao thông số 3 là ngã tư Đồng Quang. Từ chợ đi ngược lên phía Bắc hơn trăm mét là Bến xe khách Thái Nguyên, đầu mối giao thông đi các tỉnh phía Bắc như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang… và đi về các tỉnh phía nam như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình…
Cũng từ chợ Đồng Quang, theo ngã tư đi về phía Thịnh Đán chừng 300m là ga tàu Thái Nguyên - Hà Nội. Đây là tuyến giao thông rất quan trọng thời bao cấp, hàng hóa được vận chuyển theo tàu hỏa từ các tỉnh phía Nam lên và hàng hóa của Thái Nguyên cũng theo tuyến này mà được chuyên chở về xuôi. Suốt những năm kháng chiến chống Mỹ và thời bao cấp sau này, tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên vẫn luôn là tuyến vận tải trọng yếu chở hàng hóa và hành khách.
Nằm ở một vị trí thuận tiện như vậy, gần bến tàu, bến xe nên chợ Đồng Quang trở thành điểm thu hút các thương gia đến làm ăn buôn bán. Vào những năm 70-80 của thế kỷ trước, chợ Đồng Quang còn rất đơn sơ, giống như bao chợ khác ở mọi miền quê trên đất nước. Chợ Đồng Quang có hai mặt tiếp giáp với ngã tư Đồng Quang, ngày đó nó cũng chỉ là một bãi đất trống, phía cuối chợ có nhiều rác thải. Chỉ có vài dãy lều, lán bằng tre lá.
Sau năm 1975, chợ được dựng thêm những dãy nhà khung thép, cột bê tông trông chắc chắn hơn nằm sát mé quốc lộ, phía trong chợ vẫn là nhưng dãy lều lán tạm bợ của các cô hàng xén bày bán hàng tạp hóa. khi trời nắng còn đỡ, nếu trời mưa thì người bán hàng lại phải dùng vải nilon che đậy hàng hòa của mình cho khỏi ướt, điều này rất bất tiện cho người mua hàng. Được cái, các cô hàng xén thời đó cũng rất khéo mời chào nên hễ thấy có khách là nhoẻn miệng cười và ân cần hỏi khách muốn mua gì, chỉ cần nói tên hàng là họ đưa ngay không phải tìm kiếm khó nhọc gì.
Thời đó, cánh sinh viên Sư phạm chúng tôi biết đến chợ Đồng Quang bởi nó gần trường và có nhiều mặt hàng cần thiết phục vụ cho đời sống sinh viên. Từ những chiếc đèn dầu Hoa Kỳ đến chiếc bóng điện, hay bánh xà phòng, kem đánh răng, đôi dép nhựa... Tất tật chúng tôi đều có thể mua được tại chợ này.
Thi thoảng lĩnh được tiền học bổng, muốn cải thiện bữa ăn, chúng tôi vào chợ, đến hàng cá khô tìm mua mấy lạng cá mắm về ăn dần. Khi nhà ăn có đợt thanh toán khẩu phần ăn cho những sinh viên cắt cơm ở bếp ăn, nếu được nhiều, chúng tôi gom lại rồi dắt nhau đem ra chợ bán lấy tiền.
Chợ thời đó hàng hóa rất nghèo nàn, nhưng nhu cầu con người ngày ấy cũng đơn giản nên chợ vẫn đáp ứng được. Sinh viên chúng tôi thường đi chợ vào những sáng Chủ nhật, cái thú của bọn con trai chúng tôi là xin được bố mẹ ít tiền nên đến chợ vào góc “chợ trời” (trong chợ có riêng một khu dành cho những người có hàng đơn lẻ như chiếc quần, chiếc áo, hay mảnh vải… đem bán nên gọi là chợ trời) để tìm mua một mảnh vải may quần hoặc may áo. Thời đó, đàn ông thường dùng vải pho, sa đi ốt, pô pơ lin, còn phụ nữ thì dùng vải phíp, lụa… Vải được mọi người đem đến chợ bán theo kiểu vắt vai, cầm tay, đa phần là vải được mua theo tiêu chuẩn tem phiếu, người bán vì một lý do gì đó không dùng mà đem bán lấy tiền mua thứ khác.
Bước sang những năm cuối thế kỷ XX, thành phố quy hoạch xây dựng, chợ Đồng Quang được xây dựng to đẹp thành từng dãy ki - ốt cho các hộ dân thuê để kinh doanh. Đã hơn 40 năm, diện mạo của chợ Đồng Quang giờ thay đổi hoàn toàn, dường như không còn để lại dấu vết gì cũ, nhưng chợ vẫn giữ vị trí quan trọng trong việc lưu thông hàng hóa giữa các địa phương trong khu vực với nhau.
Kể lại câu chuyện về chợ Đồng Quang cách đây hơn 40 năm để thấy sự nỗ lực vươn lên không ngừng của nhân dân thành phố; để các thế hệ cháu con thêm trân trọng mồ hôi, xương máu cha ông đã đổ xuống xây dựng nên thành phố Thái Nguyên tươi đẹp hôm nay.