Wir verwenden Cookies und Daten, um

Một số đề tài vẽ chú bộ đội mà bé không nên bỏ qua

Tranh vẽ chú bộ đội giúp dân gặt lúa là đề tài không còn quá xa lạ nhưng không kém phần sinh động. Từng nét vẽ vừa giản dị, đơn sơ nhưng có thể thể hiện rất rõ hình ảnh người bộ đội cụ Hồ đang thoăn thoắt đôi tay giúp dân gặt lúa.

Màu vàng của cánh đồng lúa chín kết hợp màu xanh của màu áo quân nhân sẽ tạo nên 1 nét “chấm phá” cực kỳ độc đáo. Bên cạnh đó, hình ảnh những chú bộ đội sẵn sàng xắn tay áo gặt lúa giúp dân khiến cho công việc gặt lúa dù nặng nhọc đến mấy thì cũng trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Bước 1: Vẽ hình ảnh các chú bộ đội, các chú quân nhân với chiếc mũ cối có ngôi sao vàng 5 cánh, bộ quần áo đặc trưng và trên tay cầm liềm – dụng cụ dùng để cắt lúa.

Bước 2: Để bức tranh thêm sinh động, các em có thể vẽ thêm nhiều động tác khác nhau cho các chú bộ đội như: bó lúa, gánh lúa, vác lúa,…

Bước 3: Vẽ thêm hình ảnh những cô bác nông dân đang gặt lúa

Bước 4: Hoàn thiện bức tranh với hình ảnh cánh đồng lúa, phía xa xa là làng quê, đồi núi hoặc những tán cây,…

Bước 5: Tô màu theo ý thích. Nhưng lưu ý bé là cánh đồng lúa chín phải tô màu vàng, bộ đồ của các chú bộ đội phải tô màu xanh lá cây nhé!

Vào mùa lũ lụt ở miền Trung, hình ảnh các anh Bộ đội Cụ Hồ không quản ngại khó khăn, gian khổ và nguy hiểm để nỗ lực giúp đỡ đồng bào khắc phục hậu quả bão lũ, sạt lở đất… đã in đậm trong trái tim của mỗi chúng ta. Các anh luôn là chỗ dựa vững chắc, tin cậy của người dân trong những lúc nguy nan nhất. Vì vậy, khi vẽ đề tài bộ đội giúp dân, các em đừng bỏ qua chủ đề ý nghĩa này nhé!

Bước 1: Vẽ hình ảnh anh bộ đội mặc áo phao cõng các em nhỏ, vượt lũ cứu trợ từng thùng mì tôm,…

Bước 2: Vẽ những mái nhà phía xa xa đang ngập trong biển nước để chúng ta có thể thấy được sự khắc nghiệt của thiên tai.

Bước 3: Tô màu cho bức tranh theo ý thích. Vẫn giữ màu xanh áo lính quen thuộc. Còn áo phao thì các em có thể tô màu cam, viền áo màu xanh dương.

Hải quân là một quân chủng trong quân đội thuộc lực lượng vũ trang các đất nước có biển. Bộ đội hải quân thực hiện nhiệm vụ chủ yếu trên chiến trường biển, đại dương và sông nước.

Cách vẽ chú bộ đội hải quân đẹp nhất:

Bước 1: Vẽ đầu và mũ của chú bộ đội. Mũ của chú bộ đội hải quân sẽ hơi nhọn về phía trên đỉnh đầu một chút. Phía sau mũ sẽ có thêm hai dải lụa.

Bước 2: Vẽ cổ áo. Cổ áo của lính hải quân sẽ to, rộng gần hết vai và có họa tiết là những đường kẻ sọc.

Bước 3: Vẽ tay ôm khẩu súng. Cách vẽ chú bộ đội cầm súng dễ nhất là bé chỉ cần vẽ từ các khối tam giác, hình chữ nhật và hình vuông.

Bước 4: Vẽ thêm các chi tiết còn lại như: chân, dây nịt, mắt, mũi, miệng,… Phía sau, bé có thể trang trí cho bức tranh bớt đơn điệu bằng những ngọn sóng hay những hòn đảo nhỏ phía xa xa,…

Bước 5: Tô màu theo ý thích. Lưu ý là quần áo của lính hải quân sẽ có hai màu chủ đạo là màu trắng và xanh nước biển.

Với 5 bước trên đây, bé cũng có thể vẽ chú bộ đội canh gác với nhân vật chính là các chú bộ đội lục quân với bộ quần áo màu xanh lá cây đặc trưng.

Từ khi dịch COVID-19 bùng phát thì hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ không quản ngày đêm gác chốt, đi chợ, đến từng nhà đưa thực phẩm giúp dân, những người lính quân y luôn có mặt tại vùng tâm dịch để tiếp sức đồng bào là những hình ảnh rất đáng trân trọng.

Bước 1: Vẽ chú bộ đội với bộ quân phục quen thuộc, trên đầu có đội mũ sao vàng 5 cánh, mặt đeo khẩu trang y tế.

Bước 2: Vẽ 2 tay chú bộ đội cầm 2 túi đồ gồm các loại thực phẩm, rau củ quả,…

Bước 3: Tô màu theo ý thích. Nhớ tô màu xanh lá cây cho bộ quân phục của chú bộ đội các em nhé!

Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ vẽ

Để vẽ tranh chân dung chú bộ đội đẹp thì ba mẹ hãy giúp bé chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ không thể thiếu như sau:

Cách vẽ chú bộ đội mặc đồ lính đẹp nhất

Có thể các bé chưa biết, các chú bộ đội khi đi lính hành quân sẽ có một bộ trang phục khác so với bình thường. Trang phục này sẽ có thêm nhiều chi tiết hơn giúp bảo vệ chú bộ đội. Đề tài tranh này sẽ giúp bé vừa hiểu hơn vừa yêu quý hơn các chú bộ đội. Hướng dẫn bé vẽ theo các bước sau để vẽ chú bộ đội mặc đồ lính đẹp nhất.

Bước 1: Vẽ phần vai và đầu của chú bộ đội mặc đồ lính

Khi đi lính chiếc mũ cối bảo hiểm là quan trọng nhất, đặc biệt chiếc mũ cối này được trang bị một chiếc đèn để đi ban đêm. Sau khi vẽ xong chiếc mũ cối, ba mẹ vẽ một hình vòng cung bảo dưới mũ để vẽ khuôn phần đầu chú bộ đội mặc đồ lính.

Để làm hình vẽ thêm sống động, bạn vẽ thêm chiếc khăn quàng ngay dưới phần đầu bằng những đường cong hướng lên. Tiếp theo, từ phần đầu bạn phác họa phần vai và cánh tay của chú bộ đội mặc đồ lính.

Bước 2: Vẽ phần áo trước ngực của chú bộ đội đi lính

Khác với các trang phục bộ đội thông thường, trang phục đi lính có phần ngực áo có rất nhiều túi. Những túi này vừa giúp các chú bộ đội đựng các phụ kiện vừa thay thế cho chiếc áo giáp. Để vẽ các túi này, ba mẹ hướng dẫn bé vẽ các hình hộp chữ nhật tại phần thân áo.

Bước 3: Vẽ khẩu súng và tay của chú bộ đội mặc đồ lính

Chú bộ đội thường cầm súng ở bên tay trái vì thế bạn có thể hoàn thành cả phần cánh tay trái qua bước vẽ này. Vẽ các đường cong và đường nhấp nhô để tạo hình cánh tay và bàn tay của chú bộ đội. Vẽ thêm hình đệm tay tại khuỷu tay để tạo cảm giác chân thực.

Tiếp theo, bạn vẽ khẩu súng ngay dưới bàn tay trái. Bạn có thể tham khảo cách vẽ súng trong hình để có hình vẽ khẩu súng sinh động hơn. Sau khi hoàn thành bước vẽ súng, tại khoảng trống bên cạnh ba mẹ tiếp tục vẽ vạt áo dưới và thắt lưng cho trang phục lính của chú bộ đội.

Tiếp tục hoàn thành phần cánh tay bên phải bằng những đường nhấp nhô để tạo cánh tay và bàn tay. Ở khuỷu tay vẽ thêm đường cong quay vào khung cánh tay để tạo hình đệm tay.

Bước 4: Phác họa chân và hoàn thành khuôn mặt của chú bộ đội mặc đồ lính

Hoàn thành khuôn mặt của chú bộ đội bằng những nét vẽ mắt, mũi, miệng cơ bản. Bé có thể sáng tạo những biểu cảm của chú bộ đội mặc đồ lính theo ý thích của mình.

Tiếp tục phác họa phần chân của chú bộ đội bằng bốn đường thẳng nhấp nhô hướng xuống. Do quần của trang phục lính khá thô, bạn nên thêm những đường cong bên trong khung quần để tạo cảm giác chân thực. Cuối cùng, bạn vẽ hai đôi giày hai bên chân để hoàn thiện bước vẽ này.

Bước 5: Tô màu cho bức tranh chú bộ đội mặc đồ lính

Cũng giống như chú bộ đội hải quân, chú bộ đội mặc đồ lính cũng có hai màu sắc tượng trưng. Đó là màu đen và màu xanh lá cây, vì khi ra chiến trường hai màu sắc này sẽ giống màu lá cây và màu bóng tối, giúp bảo vệ cho chú bộ đội đi lính.

Dùng màu xanh lá cây để tô phần mũ bảo vệ. áo và quần. Dùng màu đen để tô phần đèn chiếu, khăn quàng, đệm tay, thắt lưng, đôi giày và súng. Vậy là bạn đã hoàn thành bức tranh vẽ chú bộ đội mặc đồ lính.

Một số mẫu tranh đẹp và đơn giản đề tài vẽ về chú bộ đội

Trên đây là cách vẽ chú bộ đội và một số đề tài vẽ chú bộ đội của chúng em đơn giản nhất cho ba mẹ và bé tham khảo. Hi vọng sau bài viết này, các em học sinh sẽ nắm được các bước để vẽ được một bức tranh về chú bộ đội và có thêm thật nhiều ý tưởng để vẽ tranh về đề tài này. Chúc các em thành công!

POPS Kids Learn hiện đang có rất nhiều khóa học online ý nghĩa và vô cùng bổ ích để chào đón Ngày Giải Phóng Miền Nam (30/4) như: vẽ tranh đề tài chú bộ đội, làm cờ đỏ sao vàng, DIY thủ công sáng tạo,…Lưu ý: các khóa học này chỉ mở trong dịp lễ đặc biệt 30/4 nên hãy nhanh tay đăng ký cho bé ngay hôm nay ba mẹ nhé!

Đề tài: Chú bộ độiĐộ tuổi: 3-4 tuổi

I. Mục đích- Yêu cầu:- Trẻ nhận biết được đặc điểm về trang phục, công việc của chú bộ đội bộ binh, bộ đội hải quân.- Biết phân biệt đặc trưng của các chú bộ đội.- Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định.- Giáo dục trẻ yêu quý biết ơn các chú bộ đội.

II. Chuẩn bị:- Một số hình ảnh chú bộ đội bộ binh, chú bộ đội hải quân.- Tranh vẽ hình ảnh chú bộ đội dán ở xung quanh lớp, một số trang phục: quần áo, mũ của chú bộ đội bộ binh, hải quân.- Nhạc Màu áo chú bộ đội, cháu thương chú bộ đội.

Hoạt động 1: Trẻ chơi "Tập làm chú bộ đội"Cho trẻ đứng dậy tập đi đều 1, 2 tập làm chú bộ đội đứng ngắm bắn súng, chú bộ đội đứng chào cờ.- Các chú bộ đội làm công việc gì?Có rất nhiều các chú bộ đội đóng quân ở các doanh trại quân đội, các chú bộ đội làm rất nhiều công việc khác nhau và rất vất vả.Để hiểu hơn về các chú bộ đội và công việc của các chú làm như thế nào? Các con hãy hướng lên màn hình và cùng xem.

Hoạt động 2: Quan sát tranh:• Quan sát chú bộ đội bộ binh:- Các con nhìn lên màn hinh xem có hình ảnh gì đây?- Chú bộ đội mặc trang phục như thế nào?- Các chú đang làm gì?- Trên lưng các chú đeo cái gì? - Các con đứng dậy tập làm chú bộ đội đi duyệt binh hát bài "Làm chú bộ đội".

Vừa rồi các con được quan sát trò chuyện về chú bộ đội bộ binh đấy. Các chú mặc trang phục màu xanh lá cây, mũ có ngôi sao vàng, vai đeo súng. Hằng ngày, các chú thường tập luyện: bắn súng diễn tập, duyệt binh. Ngoài ra, các chú còn tăng gia sản xuất trồng rau, nuôi lợn để tăng khẩu phần ăn hàng ngày. Các chú bộ đội làm rất nhiều công việc ngày đêm canh gác để bảo vệ cho Tổ quốc.

• Quan sát chú bộ đội hải quân: Mặc quần áo trắngĐứng gác ngoài đảoĐó là chú bộ đội gì?- Muốn biết được có phải chú bộ đội hải quân hay không, các con nhìn lên màn hình nhé (cô bật hình ảnh chú bộ đội hải quân) đàm thoại cùng trẻ: + Chú bộ đội hải quân mặc quần áo màu gì?+ Chú bộ đội hải quân đang làm gì?Đây là hình ảnh các chú bộ đội hải quân mặc trang phục quần áo màu trắng có viền màu xanh nước biển, mũ có màu trắng, trên vai cũng có quân hàm. Chú bộ đội hải quân làm việc ngoài hải đảo xa xôi và canh giữ vùng biển Tổ quốc.

Hoạt động 3: Trò chơi: " Thi xem ai nhanh"Cho trẻ chơi các lô- tô về chú bộ đội.Chơi lần 1: Cô nói đến trẻ giơ hình ảnh và nói tên.Lần 2: Cô miêu tả trang phục, trẻ giơ hình ảnh và nói tên hoặc ngược lại.Lần 3: Cô nói công việc, trẻ giơ hình ảnh và nói tên.Sau mỗi lần chơi cô nhận xét, khen trẻ.

Hoạt động 4: Trò chơi: " Hãy tìm cho đúng"Cách chơi: Cô chuẩn bị trên bàn có rất nhiều trang phục: quần, áo, mũ, giày dép, ba lô,... các chú bộ đội. Ở xung quanh lớp cô có 2 bức tranh vẽ chú bộ đội: bộ binh và hải quân.Yêu cầu các con tìm đúng trang phục quần, áo mũ... về chỗ có hình ảnh chú bộ đội tương ứng với tranh vẽ.Ví dụ: cháu chọn được quần áo màu xanh lá cây về tranh vẽ chú bộ đội bộ binh...- Cho trẻ chơi 1-2 lần ( bật nhạc bài: "Màu áo chú bộ đội")

Kết thúc: Cho trẻ hát bài " Cháu thương chú bộ đội".

Việc vẽ một chú bộ đội có thể thú vị và tạo nên một kỷ niệm đáng nhớ. Dưới đây là một hướng dẫn đơn giản để học cách vẽ chú bộ đội lớp 5:

Bắt đầu bằng việc vẽ hình vuông hoặc hình chữ nhật nhỏ để làm đầu của chú bộ đội.

Vẽ một hình oval hoặc hình tròn nằm phía trên đầu để làm mặt.

Nối đầu với hình thân bằng cách vẽ một đường dọc từ dưới đầu.

Vẽ hai đường dọc để tạo ra hai chân.