Bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp thông tin chi tiết về báo cáo lao động 6 tháng cuối năm 2023, bao gồm các yêu cầu về nội dung báo cáo, các thông tin cần cung cấp, quy trình nộp báo cáo, và các cơ quan nhận báo cáo. Bài viết giúp doanh nghiệp hiểu rõ cách thức chuẩn bị và nộp báo cáo lao động đúng thời hạn, từ đó tuân thủ các quy định pháp lý và hỗ trợ công tác quản lý lao động hiệu quả.
Cơ Sở Pháp Lý và Tầm Quan Trọng Của Báo Cáo Lao Động 6 Tháng Cuối Năm 2023
Báo cáo lao động 6 tháng cuối năm là báo cáo bắt buộc đối với các doanh nghiệp, nhằm tổng hợp và cập nhật tình hình lao động trong nửa cuối năm. Đây là công cụ quan trọng giúp các cơ quan chức năng quản lý và xây dựng các chính sách lao động phù hợp, đồng thời giúp doanh nghiệp đánh giá lại chiến lược nhân sự của mình trong bối cảnh thay đổi.
Cơ sở pháp lý cho báo cáo lao động 6 tháng cuối năm 2023:
Việc nộp báo cáo lao động 6 tháng cuối năm không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật mà còn là một phần của quá trình tự đánh giá hiệu quả quản lý nhân sự và điều chỉnh chính sách lao động cho phù hợp.
Quy Trình Nộp Báo Cáo Lao Động 6 Tháng Cuối Năm 2023
Việc nộp báo cáo lao động 6 tháng cuối năm không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là cơ hội để doanh nghiệp rà soát lại tình hình nhân sự và cải tiến các chính sách lao động. Sau khi hoàn tất việc chuẩn bị và tổng hợp số liệu theo mẫu báo cáo, doanh nghiệp cần thực hiện quy trình nộp báo cáo đúng theo yêu cầu của pháp luật.
Bước 3: Phản Hồi và Kiểm Tra Báo Cáo
Sau khi hoàn thành nộp báo cáo, doanh nghiệp cần lưu trữ hồ sơ báo cáo lao động để phục vụ cho các lần kiểm tra, thanh tra của các cơ quan chức năng sau này.
Việc nộp báo cáo lao động 6 tháng cuối năm đúng quy trình không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật mà còn giúp cơ quan chức năng quản lý lao động hiệu quả hơn. Doanh nghiệp cần chú ý các bước chuẩn bị, kiểm tra, nộp báo cáo và lưu trữ hồ sơ để tránh các vấn đề phát sinh sau này.
Các Mẫu Báo Cáo Lao Động 6 Tháng Cuối Năm 2023
Các doanh nghiệp có thể tham khảo mẫu báo cáo lao động theo hướng dẫn của Thông tư 23/2021/TT-BLĐTBXH để đảm bảo đúng quy trình và các thông tin cần thiết. Mẫu báo cáo sẽ bao gồm các phần như thông tin về lao động, tình hình sử dụng lao động, báo cáo tai nạn lao động, và các thông tin liên quan đến các chính sách lao động tại doanh nghiệp.
Báo cáo lao động 6 tháng cuối năm 2023 là một phần không thể thiếu trong công tác quản lý lao động của các doanh nghiệp. Việc tuân thủ các quy định pháp luật về báo cáo lao động không chỉ giúp doanh nghiệp tránh vi phạm pháp luật mà còn góp phần xây dựng môi trường làm việc an toàn, công bằng và hiệu quả. Do đó, các doanh nghiệp cần thực hiện báo cáo đúng hạn và đầy đủ để đảm bảo các lợi ích hợp pháp cho người lao động và doanh nghiệp.
Trong tháng là thời điểm trùng vào dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3, Lễ 30/4 người lao động có thời gian nghỉ kéo dài nên nhu cầu đi lại, vui chơi giải trí của người dân có xu hướng tăng so với tháng trước. Nhu cầu thị trường tỉnh Vĩnh Long có xu hướng tăng, tình hình xuất khẩu của các ngành có chiều hướng tích cực hơn tháng trước; giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông sản tăng; đang vào cao điểm mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt tăng cao… kéo theo một số nhóm hàng như: Điện, xăng dầu, thực phẩm tươi sống…đồng loạt có xu hướng tăng giá góp phần làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Tư năm 2024 tăng 0,4% so với tháng trước; so với cùng tháng năm trước tăng 4,02%; so với tháng Mười hai năm 2023 tăng 2,18%; bình quân 4 tháng đầu năm 2024 tăng 2,84% so với bình quân cùng kỳ; so với kỳ gốc năm 2019 tăng 12,69%. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 3 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước như: Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD tăng 1,68%; Giao thông tăng 1,9%; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,24%. Bên cạnh đó, có 2 nhóm hàng giảm giá như: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,09%; Văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,17%. Các nhóm hàng hóa tiêu dùng còn lại như: Đồ uống và thuốc lá; May mặc, mũ nón, giày dép; Thiết bị và đồ dùng gia đình; Thuốc và dịch vụ y tế; Bưu chính viễn thông; Giáo dục giá cả ổn định so với tháng trước.
Chỉ số giá CPI tháng 4/2024 có du hướng tăng so với tháng trước, chủ yếu là do mặt hàng xăng, dầu sau 05 lần điều chỉnh giá tính chung như sau: xăng A95-III tăng 1.071 đ/lít; xăng sinh học E5 tăng 1.155 đ/lít; dầu hỏa tăng 283 đ/lít, dầu diezel tăng 417 đ/lít. Một số các mặt hàng như: Thịt heo, thịt gia cầm các loại giá cả tăng phổ biến từ 1-2%; Thủy hải sản, rau cải các loại giá tăng từ 2-5%; nhu cầu điện sinh hoạt tăng cao tác động làm cho giá điện tăng 49 đ/kwh; một số sản phẩm đồ trang sức như: Dây chuyền, nhẫn giá tiếp tục tăng phổ biến từ 5-7% so với tháng trước. Ngoài ra cũng có một số mặt hàng giá cả có xu hướng giảm nhẹ góp phần kéo giảm chỉ số giá CPI trong tháng Tư năm 2024 trên địa bàn tỉnh. Cụ thể như sau: Đầu tháng giá gas giảm khoảng 5.000 đ/bình (giảm 1,22%) so với tháng trước; góp phần làm cho chỉ số giá CPI giảm khoảng 0,01%; Ngoài ra, một số mặt hàng trái cây tươi do đang vào mùa thu hoạch nguồn cung dồi dào, giá bán của người sản xuất giảm nên tác động làm cho giá bán lẻ trên thị trường có xu hướng giảm từ 2-7% so với tháng trước./.
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Long
Theo Quyết định 1582/QĐ ĐHQB, từ ngày 25/8/2023 về việc quy định mức thu học phí các hệ đào tạo năm học 2023-2024 tại trường Đại học Quảng Bình tăng; Giá nhiên liệu trong nước điều chỉnh theo giá nhiên liệu thế giới; giá các loại lương thực, thực phẩm và hàng hóa tăng;… các yếu tố trên đã tác động đến Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tỉnh Quảng Bình trong tháng 9 năm 2023 tăng 1,08% so tháng trước; tăng 8,21% so với cùng kỳ năm trước; tăng 9,83% so với tháng 12 năm trước; tính chung 9 tháng đầu năm 2023 CPI tăng 2,57% so với cùng kỳ năm trước (trong đó: Nhóm hàng hóa tăng 1,99%; nhóm dịch vụ tăng 3,74%).
I. CPI tháng 9/2023 so với CPI tháng 8/2023
So với tháng trước, CPI tháng 9/2023 tăng 1,08% (khu vực thành thị tăng 1,06%; khu vực nông thôn tăng 1,09%). Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 08 nhóm hàng tăng giá và 03 nhóm có chỉ số giá tiêu dùng ổn định.
Diễn biến giá tiêu dùng tháng 9/2023 so với tháng trước của một số nhóm hàng chính như sau:
1. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (+0,36%)
Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,36% so với tháng trước, tác động làm CPI chung tăng khoảng 0,09 điểm phần trăm; nhu cầu tiêu dùng tăng trong tháng do tháng này trùng vào dịp nghỉ lễ dài ngày Quốc Khánh 2-9 nên nhu cầu tiêu dùng lương thực, thực phẩm, dịch vụ ăn uống tăng cao.
Chỉ số giá tiêu dùng nhóm hàng lương thực tăng 3,93% so với tháng trước; trong đó chỉ số giá mặt hàng gạo tăng 6,12% do nhu cầu xuất khẩu tăng, thương lái thu mua thóc với số lượng lớn; nhóm lương thực chế biến tăng 0,86% do chi phí tăng.
Chỉ số giá tiêu dùng nhóm thực phẩm tháng 9/2023 giảm 0,09% so với tháng trước, giảm chủ yếu do mặt hàng thịt lợn nguồn cung khá dồi dào nên giá các mặt hàng thịt lợn tháng này giảm mạnh. Cụ thể ở một số mặt hàng sau:
- Giá các mặt hàng thịt gia súc giảm 2,70%. Cụ thể: Giá thịt lợn giảm 5,04% do giá thịt hơi giảm mạnh; giá nhóm nội tạng động vật giảm 1,30%; giá thịt bò tăng 0,59%. Đồng thời, giá nhóm thịt chế biến tăng 0,82% và nhóm dầu mỡ ăn và chất béo khác giảm 0,12% so với tháng trước;
- Giá rau tươi, khô và chế biến giảm 0,43%, giảm do nguồn cung một số mặt hàng rau củ nhiều; giá quả tươi chế biến giảm 1,20%.
Ở chiều ngược lại, một số mặt hàng giá cũng tăng khá cao so với tháng trước;
- Giá thịt gia cầm tăng 2,39%; trứng các loại tăng 0,47%; thủy sản tươi sống tăng 1,48% do nhu cầu tiêu thụ tăng;
- Giá các loại đậu và hạt tăng 1,87% so với tháng trước.
1.3. Ăn uống ngoài gia đình (0,00%)
Chỉ số giá tiêu dùng nhóm hàng ăn uống ngoài gia đình bằng tháng trước.
2. Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép (+0,13%)
Chỉ số giá tiêu dùng nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,13% so với tháng trước, chủ yếu ở nhóm dịch vụ may mặc, mũ nón, dày dép tăng 2,26% do tiền công cắt may tăng vì đây là tháng nhập học nên nhu cầu may mặc tăng khá cao; nhóm giày, dép tăng 0,27%.
Nhóm này đóng góp tăng 0,01% vào mức tăng chung của CPI tháng 9/2023.
3. Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng (+0,20%)
Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tháng 9/2023 có chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,20% so với tháng trước, do một số nguyên nhân chính sau:
- Chỉ số giá mặt hàng dầu hỏa tăng 8,13% so với tháng trước, do giá dầu hỏa điều chỉnh vào các ngày 21/8; 05/9; 11/9 và 21/9 với mức tăng bình quân là 1.864 đồng/lít;
- Giá gas trong tháng tăng 8,10% so với tháng trước, giá ga tăng từ ngày 1/9/2023;
- Nhóm dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0,56% so với tháng trước.
Nhóm này đóng góp tăng 0,02% vào mức tăng chung của CPI tháng 9/2023.
4. Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình (+0,07%)
Chỉ số giá nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,07% so với tháng trước, trong đó có nhóm đồ dùng nấu ăn tăng 0,05%; nhóm dịch vụ trong gia đình tăng 3,43%.
Nhóm này đóng góp tăng 0,01% vào mức tăng chung của CPI tháng 9/2023.
5. Nhóm thuốc và dịch vụ y tế (+0,06%)
Chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,06% so với tháng trước, trong đó có nhóm thuốc và thiết bị y tế tăng 0,27% do chi phí đầu vào nguyên vật liệu tăng.
Nhóm giao thông tăng 0,89% so với tháng trước, chủ yếu do nhóm nhiên liệu tăng 3,41% do có các đợt điều chỉnh giá xăng, dầu vào ngày 21/8; 05/9; 11/9 và 21/9 cụ thể: Giá xăng tăng 3,55%; giá dầu diezel tăng 5,97%. Tuy nhiên tháng này kết thúc kỳ nghĩ hè, học sinh, sinh viên bắt đầu tựu trường cùng với thời tiết chuyển mùa mưa nên hoạt động du lịch, vui chơi, giải trí giảm do đó lưu lượng đi lại cũng giảm mạnh, cụ thể: Vận tải hành khách bằng đường sắt giảm 0,64%, vận tải hành khách bằng đường hàng không giảm 16,46% so với tháng trước.
Nhóm này đóng góp tăng 0,07% vào mức tăng chung của CPI tháng 9/2023.
Chỉ số giá tiêu dùng nhóm giáo dục tăng 15,31% so với tháng trước, do học phí trường đại học Quảng Bình tăng nên giá dịch vụ giáo dục tăng 18,67%; trong đó giáo dục cao đẳng tăng 61,14%, nhóm giáo dục đại học tăng 60,23% so với tháng trước. Nhóm này đóng góp tăng 0,88% vào mức tăng chung của CPI tháng 9/2023.
8. Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng (+0,01%)
Chỉ số giá tiêu dùng nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,01% so với tháng trước; nhóm bưu chính viễn thông; nhóm đồ uống và thuốc lá; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác ổn định.
Chỉ số giá vàng tăng 0,23% so với tháng trước. Trong tháng 9/2023 giá vàng dao động quanh mức 5,6 triệu đồng/lượng vàng 99,99%.
10. Chỉ số giá đô la Mỹ (+1,40%)
So với tháng trước chỉ số giá đô la Mỹ tăng 1,40%. Trong tháng 9/2023 giá USD bình quân trên thị trường dao động quanh mức 23.905 VNĐ/USD.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 giai đoạn 2019 - 2023
II. CPI tháng 9 năm 2023 so với cùng kỳ năm 2022
Chỉ số giá tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tháng 9 năm 2023 so với cùng kỳ năm trước tăng 8,21%. Trong đó, khu vực thành thị tăng 6,97% và khu vực nông thôn tăng 8,89% so với cùng kỳ năm trước.
Các nhóm hàng có chỉ số giá tiêu dùng tăng so với cùng kỳ năm trước:
- Nhóm hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống có chỉ số giá tăng 11,22% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng giá đó đã tác động đến CPI chung tăng 3,70 điểm phần trăm do nhu cầu và các loại chi phí đầu vào tăng, đặc biệt là giá gạo tăng mạnh. Cụ thể: giá nhóm ăn uống ngoài gia đình tăng 14,97%; thực phẩm tăng 13,97%; lương thực tăng 8,91%;
- Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 4,53%, tác động làm CPI chung tăng 0,20 điểm phần trăm. Giá tăng khi chi phí đầu vào, giá xăng dầu tăng làm cho chi phí vận chuyển tăng;
- Nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 4,38%, tác động làm CPI chung tăng 0,32 điểm phần trăm;
- Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng so với cùng kỳ năm trước tăng 13,57% làm CPI chung tăng 1,72 điểm phần trăm, do giá nhà ở thuê và dịch vụ liên quan đến nhà ở tăng; dịch vụ nước sinh hoạt; điện sinh hoạt cũng tăng cao so với cùng kỳ năm trước;
- Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 5,26%, tác động làm CPI chung tăng 0,48 điểm phần trăm;
- Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,07%; nhóm bưu chính viễn thông tăng 0,11%;
- Nhóm giao thông tăng 1,88%, tác động làm CPI chung tăng 0,20 điểm phần trăm, chủ yếu do nhóm nhiên liệu tăng 5,44%; bảo dưỡng phương tiện đi lại tăng 8,59%;
- Nhóm giáo dục tăng 15,17%, tác động làm CPI chung tăng 1,13 điểm phần trăm. Chỉ số nhóm giá này tăng so với cùng kỳ do tăng giá học phí cao đẳng, đại học của tỉnh;
- Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 7,66% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng giá đó đã tác động đến CPI chung tăng 0,28 điểm phần trăm;
- Nhóm văn hóa giải trí và du lịch tăng 4,70%, do giá dịch vụ du lịch trọn gói tăng 26,34% so với cùng kỳ năm trước, khi giá các dịch vụ liên quan tăng làm tăng giá du lịch; mức tăng giá đó đã tác động đến CPI chung tăng 0,16 điểm phần trăm;
Tháng 9/2023, chỉ số giá vàng (99,99%) tăng 10,36% và chỉ số giá đô la Mỹ tăng 2,52% so với cùng kỳ năm trước.
III. CPI 9 tháng năm 2023 so với cùng kỳ năm 2022
Chỉ số giá tiêu dùng các tháng năm 2023 so với cùng kỳ năm trước cụ thể: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 01/2023 tăng 0,44%; tháng 02/2023 tăng 0,34%; tháng 03/2023 giảm (-0,38%); tháng 04/2023 giảm (-0,48%); tháng 05/2023 giảm (-0,85%); tháng 6/2023 tăng 4,11%; tháng 7 tăng 5,52% và tháng 8 tăng 6,71%; tháng 9 tăng 8,21%. Nguyên nhân chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, điện, nước, xăng, dầu tăng so với cùng kỳ năm trước, tháng 01/2023 tăng 0,44% đến tháng 9/2023 mức tăng đã là 8,21%, làm cho chỉ số giá nhóm hàng hóa so với cùng kỳ năm trước liên tục tăng. Tính chung bình quân 9 tháng năm 2023, CPI tăng 2,57% so với cùng kỳ năm trước.
Một số nhóm hàng có chỉ số giá tiêu dùng 9 tháng năm 2023 tăng so với cùng kỳ năm trước như sau:
- Nhóm có chỉ số giá tiêu dùng tăng mạnh nhất là nhóm hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống tăng 5,94%, tác động đến CPI chung tăng 2,09 điểm phần trăm. Trong đó: Ăn uống ngoài gia đình tăng 10,90%, thực phẩm tăng 4,26% và lương thực tăng 4,85%. So với cùng kỳ năm trước giá nhiều mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng khá cao, như gạo, thịt… nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu ăn uống trong các dịp Lễ, du lịch tăng cao, bên cạnh đó chi phí đầu vào đầu ra tăng đã tác động làm tăng giá;
- Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 5,14% so với cùng kỳ năm trước, tác động đến CPI chung tăng 0,70 điểm phần trăm. Do giá thuê nhà ở tăng 6,88%; giá điện sinh hoạt tăng 7,78%; giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 6,41%; nước sinh hoạt tăng 4,72%;
- Nhóm văn hóa giải trí và du lịch tăng 2,80% so với cùng kỳ năm trước, tác động đến CPI chung tăng 0,10 điểm phần trăm. Do giá du lịch trọn gói tăng 13,01%; giá nhóm dịch vụ văn hóa tăng 2,40%;
- Chỉ số giá tiêu dùng nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 2,70% so với cùng kỳ năm trước, tác động đến CPI chung tăng 0,13 điểm phần trăm. Cụ thể: đồ uống không cồn tăng 1,23%; rượu, bia tăng 2,84%; thuốc hút tăng 3,45%;
- Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 2,75% so với cùng kỳ năm trước, tác động đến CPI chung tăng 0,27 điểm phần trăm. Cụ thể: đồ dùng trong nhà tăng 3,37%; đồ dùng nấu ăn tăng 2,78%;
- Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,53% so với cùng kỳ năm trước, tác động đến CPI chung tăng 0,14 điểm phần trăm. Cụ thể: giá hàng hóa và dịch vụ cho cá nhân tăng 5,21%; giá dịch vụ phục vụ cá nhân tăng 6,79%;
- Các nhóm hàng như: May mặc, mũ nón, giày dép tăng 2,03%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,01%; bưu chính viễn thông tăng 0,05% so với cùng kỳ năm trước.
Ở chiều ngược lại, một số mặt hàng có chỉ số giá tiêu dùng giảm đã kìm hãm chỉ số giá tiêu dùng trong 9 tháng năm 2023 như sau:
- Chỉ số giá tiêu dùng nhóm hàng giao thông giảm 4,07% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung giảm 0,45 điểm phần trăm. Nguyên nhân chính do giá nhiên liệu giảm 14,77% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: xăng giảm 15,4%; dầu diezel giảm 14,4%; nhóm phương tiện đi lại giảm 0,73%;
- Chỉ số giá tiêu dùng nhóm giáo dục giảm 7,05% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung giảm 0,56 điểm phần trăm. Nguyên nhân chính do giá dịch vụ giáo dục giảm 8,98% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 9 tháng năm 2023 so với cùng kỳ năm trước, chỉ số giá vàng tăng 3,05% và chỉ số giá đô la Mỹ tăng 2,54%.
Trên đây báo cáo về tình hình biến động giá tiêu dùng tháng 9 và 9 tháng năm 2023 của Cục Thống kê Quảng Bình./.
► Giá CPI tháng 9 năm 2023 (.xlsx)