Nhập khẩu than đá là một trong những hình thức kinh doanh phổ biến tại Việt Nam. Trong khi đó, quy trình làm thủ tục nhập khẩu khá phức tạp và gây ra nhiều khó khăn cho các nhà nhập khẩu, đặc biệt là với những cá nhân, doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động nhập khẩu. Để tiết kiệm thời gian và tối ưu chi phí, việc làm thủ tục nhập khẩu than đá cần được thực hiện đầy đủ và chính xác. TSL với nhiều năm kinh nghiệm làm thủ tục nhập khẩu sẽ chia sẻ tới bạn quy trình nhập khẩu than đá.
Quy trình các bước làm thủ tục nhập khẩu than đá
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu than đá bao gồm 4 bước cơ bản sau:
Trước khi làm thủ tục nhập khẩu than đá, bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
Bạn có thể thực hiện khai báo hải quan trên phần mềm hải quan. Các thông tin khai báo sẽ dựa trên bộ hồ sơ bạn đã chuẩn bị. Chú ý khai báo chính xác và đồng nhất các thông tin để tránh những rủi ro sau này.
Sau khi hệ thống hải quan trả về kết quả phân luồng tờ khai, dựa theo phân luồng là xanh, vàng hay đỏ để tiến hành làm các bước làm thủ tục nhập khẩu tiếp theo.
Những điều kiện cần biết khi nhập khẩu than đá về Việt Nam
Để quy trình nhập khẩu than đá diễn ra thuận lợi, trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu bạn cần tuân thủ các quy định và điều kiện sau đây:
Trong bộ hồ sơ nhập khẩu, những chứng từ cần thiết bắt buộc phải chuẩn bị đó là:
Than đá nhập khẩu vào Việt Nam cần đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng sau:
Các yêu cầu khác về chất lượng sản phẩm tùy thuộc vào từng loại than đơn vị chọn nhập khẩu.
Dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu than đá chuyên nghiệp – TSL
Nếu bạn cần hỗ trợ làm thủ tục nhập khẩu than đá, hãy liên hệ ngay tới TSL chúng tôi.
TSL là một trong những đơn vị hàng đầu tại Việt Nam cung cấp dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu than đá. Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, công ty đã xây dựng được uy tín trong ngành và được nhiều khách hàng tin tưởng hợp tác.
Sử dụng dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu của chúng tôi, bạn sẽ được hỗ trợ từ A – Z trong suốt quá trình làm thủ tục nhập khẩu than đá, bao gồm: chuẩn bị hồ sơ, khai báo hải quan, đóng thuế và phí nhập khẩu,… Với sự hỗ trợ tận tình và chuyên nghiệp, TSL sẽ giúp quý khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu than đá.
Bên cạnh hỗ trợ làm thủ tục nhập khẩu, TSL còn cung cấp các dịch vụ liên quan tới hoạt động nhập khẩu khác như: vận chuyển hàng hóa, đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu,…
Các dịch vụ tại TSL đều được cung cấp bởi đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và đầy đủ kiến thức chuyên môn về hoạt động xuất nhập khẩu. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng với tất cả các yêu cầu đặc biệt và tìm kiếm giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng.
Hãy liên hệ với TSL để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Cơ quan Hải quan khi làm thủ tục hải quan cho doanh nghiệp nhập khẩu than cần lưu ý đối với trường hợp nhập khẩu để cung cấp trực tiếp cho sản xuất điện và nhập khẩu than dùng cho sản xuất khác. Than đá được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của thị trường kinh tế Việt Nam từ nhiều năm trở lại đây. Hoạt động nhập khẩu than với lượng và kim ngạch phát triển mạnh mỗi năm. Bạn đang quan tâm đến thủ tục và thuế nhập khẩu than? Không giống những mặt hàng thông thường khác khi nhập khẩu, khi nhập khẩu than cần thực hiện nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Nếu bạn đang vướng mắc về thủ tục nhập khẩu than hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) vừa có văn bản hướng dẫn các đơn vị Hải quan địa phương thực hiện hướng dẫn của Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) về nhập khẩu than tại công văn 2719/TCNL-CNT. Cụ thể, theo quy định của Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 và Nghị định 59/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, than là hàng hóa kinh doanh có điều kiện không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu than trực tiếp để cung cấp cho sản xuất điện thì phải được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu than cho sản xuất khác (không phải nhập khẩu than trực tiếp cho sản xuất điện) thì doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư, Nghị định 59/2006/NĐ-CP của Chính phủ và các quy định hiện hành khác có liên quan. Hướng dẫn mới của Tổng cục Năng lượng tại công văn 2719/TCNL-CNT thay thế công văn 2604/TCNL-CNT ngày 22-9-2016. Liên quan đến việc nhập khẩu than, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo tại Thông báo số 346/TB-VPCP năm 2014 nêu rõ: Các dự án điện của các Tập đoàn và các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu than trực tiếp phải được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ. Chỉ đạo này nhằm đảm bảo việc nhập khẩu than cho các nhà máy nhiệt điện có hiệu quả, duy trì nguồn cung ổn định dài hạn, chất lượng phù hợp với yêu cầu của nhà máy, giá cạnh tranh, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia
Than đá có thể tham khảo phân loại mã HS code thuộc nhóm 2701
Căn cứ vào Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng; kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Khi muốn xác định chi tiết mã HS của một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, tài liệu kỹ thuật, thành phần cấu tạo… của hàng hóa thực tế nhập khẩu. Vậy nên dựa trên HS tham khảo này các bạn áp chính xác cho mặt hàng..
Than theo quy định hiện hành, được phép nhập khẩu về Việt Nam và không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. Theo quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ nên công ty có thể làm thủ tục nhập khẩu như hàng hóa thông thường khác
Khi nhập khẩu than, người nhập khẩu cần nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT).
- Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của than hiện hành là 0%.
Hồ sơ hải quan nhập khẩu thông thường bao gồm:
- Sale contract (Hợp đồng mua bán 02 bản)
- Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa 02 bản)
- Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ – trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt)
- Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành;
- Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Sau khi nộp hồ sơ, trường hợp đủ điều kiện, cơ quan hải quan quyết định đối với việc thông quan hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên việc tự làm hồ sơ nhập khẩu sẽ mất rất nhiều thời gian và các giấy tờ kèm theo, do đó việc lựa chọn đơn vị khai báo hải quan là cần thiết.
Về quy trình nhập khẩu, các bạn có thể nhập khẩu trực tiếp hoặc tiến hành nhập khẩu ủy thác qua TNV Hải Dương.
– Nhập khẩu trực tiếp: tiến hành mua bán, thanh toán trực tiếp với nhà cung cấp, tiến hành vận chuyển hàng về và giao hàng theo thỏa thuận.
– Nhập khẩu ủy thác: thông qua TNV Hải Dương, chúng tôi tiến hành các thủ tục, đứng tên nhập khẩu, việc của các bạn là nhận hàng, đưa máy vào hoạt động
Trong trường hợp than được nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam có thể sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng đủ các điều kiện mà hiệp định đưa ra.
Hy vọng thông qua bài viết này các bạn có những thông tin cần thiết về thủ tục và hồ sơ nhập khẩu than đá của chi cục Hải Quan để có thể nắm bắt quy trình nhập khẩu than. Nếu các bạn còn thắc mắc về thủ tục hãy liên hệ với TNV Hải Dương theo thông tin sau
Địa chỉ: Khu dân cư Châu Xá, Phường Duy Tân, Thị xã Kinh Môn, Tỉnh Hải Dương, Việt Nam
Hotline: 092 688 3333 - 096 2211 555
Website: https://thandanhapkhautnv.vn
Công ty đang có kế hoạch xuất khẩu một lô hàng than đá 2.000 tấn sang thị trường Lào qua cửa khẩu Cha Lo - Quảng Bình.1. Hàng hóa: Than đá dạng xá2. Nguồn gốc: Than nhập khẩu 100%, chưa qua chế biến3. Loại hình nhập: A124. Nơi đăng ký thủ tục: Chi cục Hải quan Nhơn Trạch5. Số lượng nhập: 50.000 tấn6. Thời gian nhập: Tháng 06/2015.Kế hoạch xuất khẩu như sau: Hàng hóa sẽ được bốc từ kho lên tàu neo ở khu vực thuộc tổ 6, ấp 3, xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, sau đó vận chuyển ra cảng Cửa Lò - Nghệ An dỡ hàng lên xe tải di chuyển qua cửa khẩu Chalo sang Lào. Công ty đề nghị hướng dẫn thủ tục xuất khẩu với các thông tin hàng hóa và hình thức nêu trên cũng như các điều kiện kèm theo để được phép xuất khẩu than. Công ty chúng tôi dự định sẽ khai báo theo loại hình B13 (xuất trả hàng) thì có đúng quy định hay không, có cần nộp thuế xuất khẩu không và thủ tục hoàn thuế VAT sẽ như thế nào?
1. Về các điều kiện kinh doanh than:
- Căn cứ điều 4 Thông tư 14/2013/TT-BCT ngày 15/07/2013 của Bộ Công thương hướng dẫn điều kiện kinh doanh than thì:
“Điều 4. Điều kiện kinh doanh than
1. Chỉ doanh nghiệp mới được phép kinh doanh than.
2. Doanh nghiệp kinh doanh than phải được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh than.
3. Doanh nghiệp kinh doanh than tùy thuộc hoạt động kinh doanh cụ thể phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Sở hữu hoặc thuê địa điểm kinh doanh, phương tiện vận tải, phương tiện bốc rót, kho bãi, bến cảng, phương tiện cân, đo khối lượng than để phục vụ hoạt động kinh doanh và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật, điều kiện an toàn, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ theo các quy định hiện hành.
b) Phương tiện vận tải phải có trang bị che chắn chống gây bụi, rơi vãi, bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường khi tham gia giao thông.
c) Địa điểm, vị trí các cảng và bến xuất than, nhận than phải phù hợp với quy hoạch bến cảng của địa phương, có kho chứa than, có trang thiết bị bốc rót lên phương tiện vận tải đảm bảo an toàn, có biện pháp bảo vệ môi trường.
d) Kho trữ than, trạm, cửa hàng kinh doanh than phải có ô chứa riêng biệt để chứa từng loại than khác nhau; vị trí đặt phải phù hợp với quy hoạch xây dựng của địa phương, bảo đảm các yêu cầu về môi trường, trật tự an toàn giao thông theo quy định hiện hành. Đối với than tự cháy phải có biện pháp, phương tiện phòng cháy - chữa cháy được cơ quan phòng cháy - chữa cháy địa phương kiểm tra và cấp phép.
đ) Cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên trực tiếp mua bán than, nhân viên trực tiếp thực hiện dịch vụ kinh doanh than phải có chứng chỉ hành nghề được cấp theo các quy định hiện hành.
4. Doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh than có nguồn gốc hợp pháp.”
- Trong đó, theo khoản 3 điều 3 Thông tư 14/2013/TT-BCT:
“Điều 3: Than có nguồn gốc hợp pháp là than có xuất xứ thuộc một trong các trường hợp sau:
...Than nhập khẩu được xem là hợp pháp khi có Tờ khai hàng hóa than nhập khẩu có xác nhận của Hải quan cửa khẩu (bản sao có chứng thực theo quy định)”.
2. Về chính sách xuất khẩu than:
- Căn cứ Thông tư 15/2013/TT-BCT ngày 15/07/2013 của Bộ Công thương quy định về xuất khẩu than thì:
“Điều 4. Điều kiện xuất khẩu than
1. Chỉ có doanh nghiệp mới được phép xuất khẩu than. Doanh nghiệp xuất khẩu than là doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh than theo quy định tại Thông tư số 14/2013/TT-BCT ngày 15 tháng 07 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định về điều kiện kinh doanh than.
2. Than được phép xuất khẩu khi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
a) Đã qua chế biến và đạt tiêu chuẩn chất lượng hoặc tương đương tiêu chuẩn chất lượng quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
b) Có nguồn gốc hợp pháp như quy định tại Thông tư số 14/2013/TT-BCT ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định về điều kiện kinh doanh than.
c) Các quy định khác (nếu có) theo sự điều hành của Chính phủ về hoạt động xuất nhập khẩu từng thời kỳ.
1. Doanh nghiệp khi làm thủ tục xuất khẩu than, ngoài các chứng từ theo quy định của Hải quan, cần phải xuất trình các loại giấy tờ sau:
a) Phiếu phân tích mẫu để xác nhận sự phù hợp về tiêu chuẩn, chất lượng của lô than xuất khẩu, do một phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS cấp.
b) Hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của than xuất khẩu.
2. Hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của than xuất khẩu gồm:
…c) Đối với doanh nghiệp thương mại hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu than: Hợp đồng mua bán kèm theo bản sao hóa đơn giá trị gia tăng hoặc Hợp đồng ủy thác xuất khẩu than ký với doanh nghiệp nêu tại điểm a hoặc điểm b khoản này; hoặc chứng từ hợp lệ mua than do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tịch thu, phát mại…..”
Lưu ý công ty tự xác định, chịu trách nhiệm nguồn gốc lô hàng để thực hiện các quy định khi xuất khẩu cho phù hợp theo các quy định kể trên.
Đồng thời như ý kiến công ty do việc xuất khẩu từ các lô hàng nhập kinh doanh A12 trước đây mà không là hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất nên đề nghị công ty tham khảo các quy định trên khi thực hiện tránh vướng mắc.
3. Về thủ tục và loại hình tờ khai:
- Theo ý kiến công ty, do đã nhập khẩu theo loại hình kinh doanh A12, khi tìm được thị trường để xuất khẩu ra nước ngoài thì có thể khai báo loại hình kinh doanh thương mại đơn thuần B11 theo bảng mã loại hình tờ khai ban hành theo công văn 2765/TCHQ-GSQL ngày 01/04/2015.
Loại hình B13 chỉ áp dụng trong trường hợp tái xuất trả cho khách hàng nước ngoài; tái xuất sang nước thứ 3 hay xuất vào khu phi thuế quan.
Công ty đối chiếu các quy định và chịu trách nhiệm về loại hình tờ khai xuất khẩu để thực hiện.
- Trường hợp công ty nêu khi nhập khẩu loại trước đây mở tờ khai loại hình kinh doanh nay dự định tái xuất trả theo loại hình B13 (xuất trả hàng) phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại điều 114 Thông tư 38/2015/TT-BTC mới được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu ứng với số lượng hàng thực tái xuất:
“Điều 114. Các trường hợp hoàn thuế
...8. Hàng hoá nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan (để sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc xuất khẩu ra nước ngoài; trừ trường hợp xuất vào Khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại – công nghiệp và các khu vực kinh tế khác thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính) được xét hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp tương ứng với số lượng hàng thực tế tái xuất và không phải nộp thuế xuất khẩu.
a) Điều kiện để được xét hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp và không phải nộp thuế xuất khẩu:
a.1) Hàng hoá chưa qua quá trình sản xuất, gia công, sửa chữa hoặc sử dụng tại Việt Nam;
a.2) Trường hợp hàng hoá nhập khẩu không phù hợp với hợp đồng thì phải có giấy thông báo kết quả giám định hàng hoá của cơ quan, tổ chức có chức năng, thẩm quyền giám định hàng hoá xuất nhập khẩu hoặc văn bản chấp nhận nhận lại hàng hóa của chủ hàng nước ngoài. Đối với số hàng hóa do phía nước ngoài gửi thay thế số lượng hàng hoá đã xuất trả nước ngoài thì người nộp thuế phải kê khai nộp thuế nhập khẩu theo quy định;...”
- Về hồ sơ, thủ tục hoàn thuế nhập khẩu khi đã thực tái xuất thực hiện theo điều 122 Thông tư 38/2015/TT-BTC:
“ Điều 122. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan
1. Công văn yêu cầu hoàn thuế đối với hàng hoá đã nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan: 01 bản chính, trong đó nêu rõ:
b) Số tờ khai hàng hóa nhập khẩu đề nghị hoàn thuế; tên hàng, số thứ tự dòng hàng, số lượng hàng hóa trên tờ khai hải quan (đối với trường hợp đề nghị hoàn thuế một phần của tờ khai hải quan); số tờ khai hàng hóa xuất khẩu; số hợp đồng có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đề nghị hoàn thuế;
c) Số tiền thuế nhập khẩu đã nộp; số tiền thuế nhập khẩu yêu cầu hoàn;
d) Số chứng từ thanh toán đối với trường hợp đã thực hiện thanh toán qua ngân hàng;
đ) Thông tin về hàng hóa đã xuất khẩu theo quy định tại Điều 53 Thông tư này.
2. Hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng (trường hợp xuất khẩu vào khu phi thuế quan); chứng từ chứng minh hàng hóa xuất khẩu là hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu (áp dụng đối với trường hợp người nhập khẩu không phải là người xuất khẩu): nộp 01 bản chụp;...”
- Về chính sách thuế xuất khẩu hàng trả lại; tái xuất sang nước thứ 3 hay xuất vào khu phi thuế quan thực hiện theo điều 48 Nghị định 08/2015/NĐ-CP 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ:
“Điều 48. Thủ tục hải quan, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất
...3. Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương này (trừ giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành).
Trường hợp người khai hải quan nộp đủ hồ sơ không thu thuế khi làm thủ tục xuất khẩu, cơ quan hải quan không thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu trả lại hoặc xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan và quyết định việc thông quan theo quy định”.
- Về hồ sơ không thuế xuất khẩu hàng tái xuất nêu trên thực hiện theo điều 128 Thông tư 38/2015/TT-BTC:
“Điều 128. Hồ sơ không thu thuế
...2. Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng không phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì hồ sơ xét không thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thực hiện như hồ sơ hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.”
- Về thuế GTGT đối với hàng tái xuất nêu trên thực hiện theo điều 49 Thông tư 38/2015/TT-BTC:
“Điều 49. Xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
1. Tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là nộp thừa trong các trường hợp:
a) Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp (bao gồm cả thuế giá trị gia tăng đã nộp đối với hàng hóa đã nhập khẩu nhưng tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan; … đối với từng loại thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước thì được bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ, kể cả việc bù trừ giữa các loại thuế với nhau; hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo; hoặc hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; …;
b) Người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp”.
Trường hợp công ty có số tiền thuế đã nộp lớn hơn số tiền thuế phải nộp đối với từng loại thuế thì được hoàn trả số tiền thuế nộp thừa khi công ty không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp và tiền phạt nào khác theo các quy định trên.
Đề nghị công ty tham khảo nội dung của các quy định trên để thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.
Hiện nay, nguồn than nhập khẩu chủ yếu của nước ta là than Indonesia, than Úc, than Nga. Nói về ứng dụng, với tính chất dễ đốt cháy và tạo nhiệt lượng lớn, 2/3 lượng than đá trên thế giới được dùng để sản xuất điện, phần còn lại phục vụ cho công nghiệp, chủ yếu là ngành luyện kim. Ngoài ra, than còn dùng cho ngành hóa học tạo ra các sản phẩm như dược phẩm, chất dẻo, sợi nhân tạo.