Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng, phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám, mà kiến trúc chủ thể là Văn miếu (chữ Hán: 文廟) - nơi thờ Khổng Tử, và Quốc tử giám (chữ Hán: 國子監) - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Khuê Văn các, Đại Thành và cổng Thái Học.[1] Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi quan trọng.
Thuyết minh về Văn Miếu Quốc Tử Giám - Mẫu 1
Văn Miếu Quốc Tử Giám, một trong những di tích lịch sử quan trọng nhất của Việt Nam, đã được xây dựng từ thời Lý Thánh Tông năm 1070. Đây không chỉ là nơi tổ chức học tập mà còn là biểu tượng của sự tài trí và kiến thức của nhân dân. Với sự phát triển qua nhiều thế kỷ, đây vẫn là một điểm đến quan trọng thu hút đông đảo du khách khi ghé thăm Hà Nội ngày nay.
“Năm canh tuất, niên hiệu Thần Vũ thứ 2 đời Lý Thánh Tông, vào mùa thu tháng 8, Văn Miếu được xây dựng và tượng Khổng Tử, Chu Công, Tứ Phối, Thất Thập Nhị Hiền được đắp và vẽ. Hoàng thái tử đến đây học tập.” Từ những nền tảng ấy, Văn Miếu Quốc Tử Giám đã trải qua nhiều thăng trầm và tiếp tục phát triển, đặc biệt từ năm 13/7/1999 khi thành phố Hà Nội khởi công xây dựng nhà thái học trong khuôn viên của di tích. Đây đã là nơi sản sinh ra nhiều tài năng cho đất nước. Với hàng trăm bia ghi tên các Tiến sĩ được xây dựng, Văn Miếu Quốc Tử Giám không chỉ là nơi tôn vinh những nhân tài mà còn là biểu tượng của sự cao cả và văn minh.
Di sản lịch sử của Văn Miếu bao gồm diện tích 54.331m2, bao gồm Hồ Văn, vườn giám và nội tự, được bao quanh bởi tường gạch vồ. Phía trước cổng lớn là tứ trụ, hai bên tứ trụ có hai bia “Hạ mã”. Nội tự được chia thành năm khu vực, mỗi khu vực được sắp xếp để đặt bia và thờ phụng các học giả tài ba khắp đất nước. Khi du khách thăm khu bia đá, họ có thể tìm thấy tên của nhiều danh nhân từng được nhắc đến trong sách sử Việt Nam như: nhà sử học Ngô Sĩ Liên - Tiến sĩ năm 1442 đã soạn bộ sách Đại Việt sử ký toàn thư hay nhà bác học Lê Quý Đôn,…
Thiên hạ có thể mở rộng hiểu biết về sự nghiệp của các sử thần Việt Nam và mối quan hệ đa phương giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á thông qua các tấm bia. Đây được coi là những tác phẩm quý báu, góp phần làm nên truyền thống văn hóa và giáo dục của Việt Nam. Đến nay, hầu hết các hoa văn và văn tự trên bia đá vẫn rõ nét. Phong cách viết và trang trí của mỗi bức bia, đầu rùa đều mang dấu ấn thời đại tạo nên chúng.
Trong khuôn viên của Quốc Tử Giám, có một chiếc chuông Bích Ung được đúc bởi Nguyễn Nghiêm vào năm 1768. Đây là một chiếc chuông lớn, có nhiều giá trị lịch sử. Mặt trong của chuông có hai chữ Thọ xương, mặt ngoài được khắc bài mình viết theo kiểu chữ lệ về công dụng của chiếc chuông.
Văn Miếu Quốc Tử Giám luôn coi trọng “nhân tài đối với quốc gia là quan trọng”, và “phải có đào tạo mới có nhân tài”. Vì vậy, đây là nơi sinh ra nhiều tài năng được tôn trọng qua thời kỳ nhà Lê, Mạc, Nguyễn… Điều này tạo nên một truyền thống của người Việt, trước khi tham gia thi cử, họ thường tìm đến đây để cầu may mắn và tinh thần, để đạt được thành tích tốt trong các cuộc thi.
Một sự kiện quan trọng về di tích này là việc UNESCO công nhận bia tiến sĩ của Văn Miếu - Quốc Tử Giám là di sản tư liệu thế giới. Điều này là nguồn tự hào của người Việt Nam và của lịch sử phát triển của loài người nói chung.
Thuyết minh về Văn Miếu Quốc Tử Giám - Mẫu 8
Văn Miếu – Quốc Tử Giám được coi là trường đại học cổ nhất Việt Nam, biểu tượng cho truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam. Cũng có thể coi là một trong những trường đại học đầu tiên trên thế giới, một quần thể di tích đệ nhất Hà thành.
Trải qua nhiều biến động của lịch sử và tự nhiên, đến nay Văn Miếu – Quốc Tử Giám vẫn giữ được dáng vẻ cổ kính với nhiều công trình kiến trúc có giá trị cao. Đó là Khuê văn các, điện Đại Thành và các hiện vật làm chứng tích của nghìn năm văn hiến như: tượng thờ, rồng đá, nghiên đá, bia tiến sĩ và những cây đa, cây đại cổ thụ đã chứng kiến việc học hành, thi cử qua các triều đại lí, Trần, Lê… Các giá trị văn hóa tinh thần (phi vật thể) ẩn chứa trong văn hóa vật thể ở mảnh đất địa linh nhân kiệt làm nên truyền thống tôn sư trọng đạo, tôn trọng nhân tài, hiếu học và học giỏi của dân tộc.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám nằm ở phía nam kinh thành Thăng Long thời nhà Lí. Văn Miếu – Quốc Tử Giám gồm hai di tích chính: Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo, Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người .thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam và Quốc Tử Giám trường Quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam. Với hơn 700 năm hoạt động (1076 – 1802) đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước, đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến “cầu may” trước mỗi kì thi.
Sử sách có chép Văn Miếu được xây dựng vào tháng 10 – 1070, (đời vua Lý Thánh Tông). Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập Quốc Tử Giám, kề sau Văn Miếu, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả các học trò giỏi trong thiên hạ. Toàn bộ khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám ngày nay có diện tích 54.331m2, bao gồm: Hồ Văn, vườn Giám và nội tự được bao quanh bằng tường gạch vồ. Bên trong (nội tự) có những lớp tường ngăn ra làm năm khu.
Khu thứ nhất bắt đầu với cổng chính đến cổng Đại Trung. Trên cổng chính có chữ Văn Miếu Môn. Đây là một kiến trúc cổng tam quan hai tầng, phía ngoài công có đôi rồng đá cách điệu thời Lê, bên trong có đôi rồng đá thời Nguyễn. Công Đại Trung ba gian lợp ngói, hai bên là hai cổng nhỏ Thành Đức và Đạt Tài. Khu thứ hai: Nổi bật với Khuê Văn Các – một công trình kiến trúc độc đáo được xây dựng năm 1805 (triều Nguyễn), gồm 2 tầng, 8 mái, bốn mặt đều có cửa sổ tròn với những con tiện tỏa ra bốn phía tượng trưng cho hình ảnh sao Khuê tỏa sáng. Hai bên (phải và trái) Khuê Văn là hai cổng Bí Văn và Súc Văn. Khuê Văn Các thường là nơi tổ chức bình các bài văn thơ hay của các sĩ tử.
Ngày nay, Khuê Văn Các còn được lấy làm biểu tượng của Thủ đô Hà Nội. Khu thứ ba là từ gác Khuê Văn tới Đại Thành Môn, ở giữa khu này có một hồ vuông gọi là Thiên Quang Tỉnh (giếng trời trong sáng) có tường bao quanh. Hai bên hồ là hai khu vườn bia, tức nơi lưu giữ 82 bia tiến sĩ dựng từ năm 1484 – 1780, ghi tên, quê quán của các vị tiến sĩ của 82 khoa thi. Tại đây, ta có thể tìm thấy tên một số nhà chính trị, văn học, sử học nổi tiếng như Ngô Sĩ Liên, Ngô Thì Nhậm, Lê quý Đôn, nhà toán học Lương Thế Vinh, ông tổ nghề in Lương Như Hộc…
Đây chính là những di vật rất quý của khu di tích. Qua cửa Đại thành thì đến khu thứ tư, hay là Bái đường Văn Miếu. Đó là một cái sân rộng, lát gạch bát. Hai bên là hai dãy nhà tả vu, hữu vu trước đây thờ bài vị của 72 học trò xuất sắc của Khổng Tử và Tư nghiệp Quốc Tử Giám cùng các danh nhân văn hóa Việt Nam nổi tiếng thời Trần. Cuối sân là nhà Đại bái và hậu cung, Tại đây có một số hiện vật quý: bên trái treo “Bích Ung đại chuông” (chuông lớn của nhà Giám), bên phải có một chiếc khánh đá. Chuông Bích Ung do Nguyễn Nghiễm đứng ra đúc năm 1768. Tấm khánh mặt trong có hai chữ Thọ Xương, mặt ngoài khắc bài minh viết kiểu chữ lệ nói về công dụng loại nhạc khí này.
Khu thứ năm là Trường Quốc Tử Giám cũ (nay là nhà Thái học). Tại đây, những triều đại coi “hiền tài là nguyên khí của quốc gia” đã tuyển chọn nhiều người tài giỏi, đỗ đạt cao, bổ sung vào các chức thị độc, thị giảng, hữu tư giảng, tả tư giảng, thiếu phó, thiếu bảo để chăm lo việc giảng dạy, giải đáp, vừa giúp vua nâng cao tri thức mọi mặt. Nhiều “người một đời, thầy muôn đời” như Bùi Quốc Khải, Nguyễn Trù, Chu Văn An… đã từng vang tiếng giảng ở Quốc Tử Giám.
Đầu thế kỉ XIX, khi nhà Nguyễn dời trường này vào Huế thì nơi đây chuyển làm đền Khải Thánh. Năm 1946 – 1947, giặc Pháp đã đốt trụi khu này. Năm 2000, công trình nhà Thái học được hoàn thành để chào mừng kỉ niệm 990 năm Thăng Long – Hà Nội. Đây là nơi tôn vinh truyền thống văn hóa giáo dục của dân tộc, đặt tượng tưởng niệm ba vua Lí Thánh Tông, Lí Nhân Tông, Lê Thánh Tông và thầy Chu Văn An là những danh nhân có công lập Văn Miếu – Quốc Tử Giám, phát triển nền giáo dục Nho học Việt Nam.
Ấn tượng về Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn là ở loại vật liệu xây dựng rất “Việt Nam”, đó là gỗ lim, gạch đất nung, ngói mũi hài mang đậm nét nghệ thuật của các triều Lê, Nguyễn. Kiến trúc cổ xưa độc đáo ấy được ẩn dưới những tán cây cổ thụ hàng trăm năm mang đậm “chất thơ” lãng mạn, Văn Miếu – Quốc Tử Giám có thể xem như một chiếc cầu nối giữa Hà Nội xưa và nay. Góp phần làm giàu thêm cho kho tàng văn hóa của dân tộc là điểm đến hấp dẫn với khách du lịch trong nước và quốc tế.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một trong những biểu tượng của nền văn hiến Việt Nam, tinh hoa của văn hóa dân tộc, niềm tự hào của chúng ta hôm nay và mai sau, là tài sản quý giá của quốc gia, được Nhà nước công nhận để lưu giữ, tu bổ, tôn tạo và phát huy tác dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
TOP 6 bài Thuyết minh về Văn Miếu Quốc Tử Giám xuất sắc nhất, giúp học sinh lớp 9 hiểu sâu hơn về lịch sử, nguồn gốc, và ý nghĩa lịch sử của Văn Miếu Quốc Tử Giám để viết bài văn thuyết minh tốt nhất.
Văn Miếu Quốc Tử Giám là di tích lịch sử quan trọng nhất của Việt Nam, tọa lạc tại trung tâm thủ đô Hà Nội. Hãy cùng Mytour khám phá nhiều thông tin hữu ích để viết bài thuyết minh về một nét đặc sắc trong di tích lịch sử quê hương.