Rất tiếc, bạn không có đủ quyền truy cập trang này.

Phân biệt tiền gửi và tiền gửi tiết kiệm

Để phân biệt được lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền gửi tiết kiệm, trước hết cần nắm rõ những điểm giống và khác nhau của hai loại tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.

Tiền gửi có kỳ hạn và tiền tiết kiệm có kỳ hạn đều là dịch vụ tiền gửi tại ngân hàng; Đều có thời hạn trả lãi định kỳ theo tháng, quý, năm. Khi khách hàng có nhu cầu rút tiền gốc trước thời hạn, toàn bộ lãi sẽ tính theo mức không kỳ hạn.

- Đối tượng sử dụng của tiền gửi có kỳ hạn thường là các doanh nghiệp, cơ quan, công ty, các tổ chức có lượng tiền dư nhàn rỗi trong khoảng thời gian nhất định, mà chưa có nhu cầu sử dụng đến. Khách hàng khi sử dụng dịch vụ tiền gửi có kỳ hạn sẽ không nhận được sổ tiết kiệm, toàn bộ hoạt động gửi tiền sẽ được lưu lại trên hệ thống ngân hàng.

- Đối tượng sử dụng của tiền gửi tiết kiệm thường là khách hàng cá nhân. Khách hàng nhận được sổ tiết kiệm khi sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm.

- Lãi suất của tiền gửi có kỳ hạn: Tùy vào kỳ hạn mà chủ doanh nghiệp chọn để có mức lãi suất tiền gửi tương ứng. Số tiền gửi sẽ hưởng lãi suất tương ứng với kỳ hạn đó. Thông thường, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn sẽ cao hơn một chút so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.

- Lãi suất của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Khi gửi tiết kiệm một số tiền vào một khoảng thời gian nhất định, bạn được hưởng lãi suất tiết kiệm tương ứng với kỳ hạn đó. Ngân hàng sẽ phát hành cho bạn sổ tiết kiệm tương ứng số tiền, kỳ hạn và lãi suất...

Theo đó, tiền lãi thông thường được trả cuối kỳ khi đáo hạn sổ tiết kiệm. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng có hình thức tiết kiệm trả lãi theo tháng, quý hoặc theo năm. Có nghĩa là cứ mỗi tháng, quý hoặc năm, bạn có thể đến nhận tiền lãi cho tháng, quý hoặc năm đó và tiền gốc vẫn gửi lại ngân hàng cho đến khi đáo hạn.

Số tiền gốc gửi tiết kiệm cũng sẽ được trả khi đến ngày đáo hạn sổ. Đến ngày này, nếu bạn không đến rút tiền gốc thì số tiền sẽ tự động cộng lãi và quay vòng sang kỳ hạn mới với mức lãi suất tiết kiệm áp dụng cho kỳ hạn tại thời điểm hiện tại.

Nếu gặp trường hợp cần gấp tiền, bạn cũng có thể rút trước hạn. Trong trường hợp này, bạn sẽ chỉ được tính lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cho thời gian mà bạn thực gửi.

Ngoài ra, một số ngân hàng còn cung cấp sản phẩm tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tạo điều kiện cho khách hàng có thể rút số tiền gốc thành nhiều lần phù hợp với nhu cầu phát sinh của mình.

Gửi tiết kiệm là hình thức đầu tư an toàn và phổ biến được nhiều người lựa chọn. Khách hàng sẽ gửi một khoản tiền vào ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định (kỳ hạn) và nhận lại tiền gốc cùng với lãi suất tương ứng.

Về khả năng sinh lời, tuy so với các hình thức đầu tư vào chứng khoán, mua vàng, ngoại tệ thì gửi tiết kiệm có phần ít hơn. Nhưng nếu so về mức độ ổn định và an toàn thị gửi tiết kiệm hoàn toàn có thể đảm bảo hơn so với những hình thức trên. Do đó với cách gửi tiết kiệm, khách hàng sẽ có một khoản tiền được cố định và sinh lời liên tục.

Gửi tiết kiệm là gì? Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm theo ngày chi tiết, đơn giản 2024? (Hình từ Internet)

Địa điểm nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm là ở đâu?

Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định về địa điểm nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm như sau:

Theo đó, tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm tại các địa điểm tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp gửi tiết kiệm theo hình thức trực tuyến.

Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm theo ngày chi tiết, đơn giản 2024?

Gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn nghĩa là sau một khoảng thời gian nhất định bạn mới có thể rút được khoảng tiền gửi đó. Bạn có thể chọn mức kỳ hạn mà ngân hàng đưa ra như theo tuần, tháng, quý, hoặc năm tùy theo nhu cầu riêng.

Số tiền lãi = Số tiền gửi * lãi suất (%năm) * số ngày thực gửi/365.

Số tiền gửi: Là số tiền mà khách hàng gửi vào ngân hàng.

Lãi suất: Mức lãi suất (đơn vị: %/năm) được ngân hàng áp dụng tại thời điểm mở sổ tiết kiệm.

Số ngày thực gửi: Số ngày gửi thực tế sẽ tùy theo việc bạn mở sổ tiết kiệm vào tháng nào chẳng hạn như tháng 1 có 31 ngày, tháng 2 có 28 ngày, tháng 4 có 30 ngày.

Lưu ý: Công thức này chỉ áp dụng cho trường hợp lãi suất đơn, tức là lãi suất chỉ được tính trên số tiền gốc.

Ví dụ: Có 100 triệu gửi ngân hàng Vietcombank lãi suất bao nhiêu?

Tham khảo số tiền lãi nhận được với kỳ hạn 1 -24 tháng theo như công thức tính lãi suất ngân hàng theo ngày như sau.

Lưu ý: Giả định các tháng đều có 30 ngày và lãi suất chỉ mang tính tham khảo.

Đồng tiền nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định Điều 10 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định về đồng tiền nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm như sau:

- Đồng tiền nhận tiền gửi tiết kiệm là đồng Việt Nam, ngoại tệ. Tổ chức tín dụng xác định loại ngoại tệ nhận tiền gửi tiết kiệm.

- Đồng tiền chi trả tiền gửi tiết kiệm là loại đồng tiền mà người gửi tiền đã gửi.

Việc chi trả đối với ngoại tệ lẻ được thực hiện theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng.

- Đối với tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam của công dân Việt Nam là người cư trú, người gửi tiền và tổ chức tín dụng được thỏa thuận việc chi trả gốc, lãi vào tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của chính người gửi tiền.

- Đối với tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam của công dân Việt Nam là người không cư trú gửi từ tài khoản thanh toán của người gửi tiền, người gửi tiền và tổ chức tín dụng được thỏa thuận chi trả gốc bằng số tiền đã gửi và lãi tương ứng vào tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của chính người gửi tiền.

- Đối với tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ của công dân Việt Nam là người cư trú gửi từ tài khoản thanh toán của người gửi tiền, người gửi tiền và tổ chức tín dụng được thỏa thuận chi trả gốc bằng số tiền đã gửi và lãi tương ứng vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của chính người gửi tiền.