Hà Nội đã đầu tư xây dựng và nâng cấp nhiều công trình giao thông huyết mạch trên địa bàn thành phố nhằm giảm thiểu vấn đề ùn tắc giao thông. Một trong số đó là công trình cầu Vĩnh Tuy 1 và cầu Vĩnh Tuy 2. Vậy, khoảng cách giữa 2 cây cầu này là bao xa? Cùng OneHousing tìm hiểu ngay qua bài viết sau.
Không biết đi xe đạp có đi được xe máy không?
Người không biết đi xe đạp hoàn toàn có thể đi được xe máy. Vì hai loại xe này có cơ chế hoạt động và cách điều khiển khác nhau, gần như không liên quan.
Thực tế, có rất nhiều người biết đi xe máy nhưng lại không biết đi xe đạp và ngược lại. Đây là điều hết sức bình thường, bạn không cần quá băn khoăn lo lắng.
Xe đạp chủ yếu dựa vào sức người để tạo ra động lực và giữ thăng bằng trong quá trình di chuyển. Trong khi đó, xe máy sử dụng động cơ và nhiều bộ phận điều khiển phức tạp hơn.
Tại hầu hết các quốc gia, bao gồm cả Việt Nam, người điều khiển xe máy phải có giấy phép lái xe. Để được cấp giấy phép, bạn bắt buộc phải trải qua cuộc thi sát hạch về cả lý thuyết lẫn thực hành.
Một điểm khác biệt nữa đó chính là khi điều khiển xe máy, bạn phải học luật giao thông và ghi nhớ nhiều biển báo hơn so với việc điều khiển xe đạp trên đường. Chính vì vậy, bạn phải có sự tập trung cao độ và có trách nhiệm nhiều hơn khi di chuyển bằng xe máy.
Sau khi hiểu rõ vấn đề: “Không biết đi xe đạp có đi được xe máy không?”, bạn đã có thể an tâm tập trung vào việc học cách điều khiển xe máy. Tập đi xe máy là cả một quá trình dài, đòi hỏi bạn phải kiên trì và kết hợp nhiều kỹ năng cùng lúc. Hãy ghi nhớ một vài lưu ý sau đây:
Lựa chọn địa điểm tập xe phù hợp
Một nơi rộng rãi và ít người qua lại sẽ là lựa chọn lý tưởng cho bạn để tập xe máy mà không gây ảnh hưởng đến người khác. Đồng thời, chọn đường bằng phẳng cũng giúp bạn hạn chế tối đa những rủi ro về chấn thương trong quá trình tập luyện. Bạn có thể chọn thời điểm sáng sớm hoặc chiều tối để tập xe máy, đảm bảo đường vắng vẻ và ít gây va chạm.
Mũ bảo hiểm là vật dụng bắt buộc và quan trọng nhất để bạn điều khiển xe máy an toàn. Mũ phải có quai vừa vặn, không quá lỏng hoặc quá chật, độ dày đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Ngoài ra, bạn có thể trang bị thêm găng tay, đệm đầu gối, quần áo dài tay, giày thể thao,...
Tập luyện dưới sự hướng dẫn của người khác
Nếu có thể, bạn hãy tìm một người có kinh nghiệm lái xe để hướng dẫn những kỹ năng điều khiển cơ bản. Đây cũng là cách tập đi xe máy nhanh nhất và chính xác nhất, tránh các sự cố không mong muốn xảy ra.
Khởi động xe: Tìm hiểu cách khởi động xe, điều chỉnh gương, đèn chiếu hậu sao cho phù hợp.
Điều khiển ga và phanh: Tập làm quen với cách tăng giảm tốc độ và phanh xe máy.
Vào cua: Tập vào cua ở tốc độ chậm và dần tăng tốc độ khi đã quen.
Đổi làn đường: Tập đổi làn đường an toàn, quan sát kỹ trước khi thực hiện.
Quan sát: Luôn quan sát xung quanh để kịp thời xử lý các tình huống bất ngờ.
Tập luyện đi xe máy thường xuyên
Cuối cùng, khi đã hiểu rõ nguyên tắc lái xe máy, bạn nên thực hành thường xuyên cho tới lúc thành thạo. Chắc chắn bạn sẽ không còn gặp khó khăn trong việc điều khiển xe máy di chuyển trên đường.
Không biết đi xe đạp có đi được xe máy không? Câu trả lời trên đây đã giúp bạn hiểu rõ vấn đề này. Hãy tiếp tục theo dõi trang của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích xoay quanh chủ đề xe hai bánh nhé!
Sáng 30/8, TP Hà Nội tổ chức khánh thành cầu Vĩnh Tuy giai đoạn hai dài 3,5 km, rộng 19,25 m với tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng, sau 2,5 năm thi công.
Cầu Vĩnh Tuy 2 đưa vào hoạt động sẽ giảm tải cho cầu Vĩnh Tuy 1 (trái), tăng cường lưu thông giữa hai bên bờ sông Hồng. Ảnh: Ngọc Thành
Theo phương án phân luồng của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, trên cầu Vĩnh Tuy 2, người và phương tiện đi một chiều từ Hai Bà Trưng sang Long Biên. Cầu được phân làm 4 làn, trong đó ba làn dành cho xe cơ giới với tốc độ tối đa 60 km/h, một làn hỗn hợp xe máy và xe thô sơ tốc độ tối đa 40 km/h. Xe cơ giới và xe hỗn hợp được phân làn bằng dải phân cách cứng và biển báo.
Với cầu Vĩnh Tuy 1 (cầu Vĩnh Tuy cũ), người và phương tiện đi một chiều theo hướng từ Long Biên sang Hai Bà Trưng và được phân 5 làn xe. Có 4 làn xe cơ giới tốc độ khai thác tối đa 40 km/h, một làn xe hỗn hợp tối đa 30 km/h. Phân chia làn xe cơ giới với xe hỗn hợp bằng vạch sơn và biển báo hướng dẫn.
Phương án tổ chức giao thông trên sẽ được thực hiện từ ngày 30/8, ngay sau lễ thông xe cầu Vĩnh Tuy 2.
Thủ tướng cắt băng khánh thành Cầu Vĩnh Tuy 2
Thủ tướng cắt băng khánh thành cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, sáng 30/8. Video: Lộc Chung
Cầu Vĩnh Tuy 2 khởi công tháng 1/2021 với mục tiêu hoàn thành sau 3 năm (song song với cầu Vĩnh Tuy 1 hoàn thành năm 2010). Điểm đầu cầu giao với đường Trần Quang Khải - Nguyễn Khoái - Minh Khai (quận Hai Bà Trưng), điểm cuối giao đường Long Biên - Thạch Bàn (quận Long Biên). Cầu rộng hơn 19 m, 4 làn xe.
Sau khi hoàn thành giai đoạn hai, cầu Vĩnh Tuy (gồm Vĩnh Tuy 1 và 2) có mặt cắt ngang 40 m với 8 làn ôtô.
Cầu Vĩnh Tuy 2 đưa vào hoạt động sẽ giảm tải cho cầu Vĩnh Tuy 1 vốn thường xuyên ùn tắc, tăng cường lưu thông giữa hai bên bờ sông Hồng, đáp ứng nhu cầu vận tải tăng cao giữa trung tâm Thủ đô với phía Bắc và Đông Bắc thành phố.
Theo quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2030, tầm nhìn 2050, Thủ đô sẽ có thêm 10 cầu qua sông Hồng, gồm: Hồng Hà, Mễ Sở (Vành đai 4), Thăng Long mới (Vành đai 3), Tứ Liên, Vĩnh Tuy (giai đoạn 2), Thượng Cát, Ngọc Hồi (vành đai 3,5), cầu/hầm Trần Hưng Đạo, cầu Phú Xuyên, Vân Phúc (đường trục Bắc - Nam nối với tỉnh Vĩnh Phúc).
Vị trí cầu Vĩnh Tuy 2. Đồ họa: Mạnh Cường
Lý do phân tách cầu Vĩnh Tuy 1 và cầu Vĩnh Tuy 2
Cầu Vĩnh Tuy là hệ thống cầu bắc qua sông Hồng tại cửa ngõ phía đông nam Hà Nội. Cây cầu kết nối các quận Hai Bà Trưng và Long Biên. Đồng thời là tuyến giao thông quan trọng từ Hải Phòng, Quảng Ninh đến trung tâm thành phố.
Cầu Vĩnh Tuy 1 được xây dựng và thông xe từ năm 2010 với mục tiêu giảm tắc nghẽn và cải thiện việc lưu thông qua khu vực Vĩnh Tuy - Thanh Trì. Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh chóng của thành phố và tăng cường về lưu lượng giao thông, công trình cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 đã được triển khai song song với cầu Vĩnh Tuy 1 để cải thiện tình hình ùn tắc giao thông.
Việc phân cầu Vĩnh Tuy thành hai cầu khác nhau giúp phân chia lưu lượng xe, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông trong khu vực này. Điều này giúp tăng khả năng thông suốt và giảm thiểu tắc nghẽn, đồng thời cung cấp nhiều lựa chọn cho người dân và phương tiện khi di chuyển qua khu vực Vĩnh Tuy - Thanh Trì đến trung tâm Thủ đô hay khu vực phía Bắc và Đông Bắc Thành phố.
Đặc biệt, dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 được quy hoạch cũng giúp hoàn thiện toàn bộ đường Vành đai II của thành phố Hà Nội. Từ đó, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở các quận Hai Bà Trưng, Long Biên nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung, giúp đặt tiền đề cho việc hình thành chuỗi đô thị phía Bắc Thủ đô.
Cầu Vĩnh Tuy 2 mới nhất được quy hoạch với kỳ vọng sẽ giảm ùn tắc giao thông cho cầu Vĩnh Tuy 1 (Nguồn: VietnamPlus)